【truc tiep ty so bong da】Giá cước vận tải biển tăng cao, Bộ Công Thương khuyến cáo gì?
Giá cước vận tải container lại “nóng” với thương mại toàn cầu Giá cước vận tải biển lại tăng cao kỷ lục trong khủng hoảng Biển Đỏ Nguy cơ giá cước vận tải biển vượt mức 20.000 USD,ácướcvậntảibiểntăngcaoBộCôngThươngkhuyếncáogìtruc tiep ty so bong da tác động đến thương mại toàn cầu |
Các hiệp hội ngành hàng cần phối hợp chặt chẽ với nhau
Bộ Công Thương vừa có Công văn số 5178/BCT-XNK ngày 19/7/2024 gửi các Hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu; các Hiệp hội lĩnh vực logistics; Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam; Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam; Hiệp hội Đại lý, Môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam về giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao.
Cước vận tải biển tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu |
Công văn chỉ rõ, trong thời gian vừa qua, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng đã có tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. Bộ Công Thương trao đổi với các Hiệp hội và doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics
Các hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu làm việc với các Hiệp hội lĩnh vực logistics, Hiệp hội chủ hàng Việt Nam, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam nhằm nâng cao năng lực, tập hợp doanh nghiệp hội viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vận chuyển, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá làm cơ sở ký kết hợp đồng dại hạn với hãng tàu, giảm thiểu tối đa tác động của giá cước, phụ phí trong giai đoạn thị trường quốc tế nhiều diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay.
Thứ hai, phân luồng hàng hoá và tuyến đường thay thế
Bên cạnh tuyến đường biển hiện tại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu với châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế, trong đó có tuyến đường vận tải đa phương kết hợp, đi đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó đi đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ sang châu Âu.
Thứ ba, tăng cường tận dụng ưu đãi của các FTA
Các hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu phối hợp với Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan liên quan tăng cường phổ biến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về các quy định của các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm tạo thuận lợi thương mại, nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định này.
Thứ tư, giải quyết hàng hoá xuất nhập khẩu tồn đọng
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phối hợp với cơ quan hải quan, doanh nghiệp khai thác cảng đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hoá tồn đọng tại các cảng, góp phần thúc đẩy luồng hàng lưu thông và nâng cao năng lực xử lý hàng hoá tại cảng.
Thứ năm, hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các hiệp hội ngành hàng phối hợp với VCCI tăng cường tuyên truyền và nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trong đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro và tổn thất khi có sự cố. Đặc biệt với hàng hoá đường biển đi qua tuyến đường có mức độ rủi ro cao.
Thứ sáu, xây dựng kế hoạch phòng ngừa và phản ứng nhanh
Các hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các sự cố phức tạp, khó lường tương tự trong tương lai.
Nhiều giải pháp gỡ khó cho cước vận tải biển
Liên quan đến cước vận tải biển, mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có thư gửi ông Turgut Erkeskin, Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Giao nhận (FIATA) đề xuất một số nội dung liên quan đến vấn đề này.
Trong thư, Bộ trưởng mong muốn ông Turgut Erkeski và FIATA có thể hỗ trợ, có những biện pháp thiết thực để giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các khó khăn trên.
Cụ thể, FIATA có thể đề xuất giải pháp cho vấn đề trên. Đồng thời, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp mà các quốc gia và các hiệp hội thành viên của FIATA đã và đang áp dụng, đặc biệt đối với việc xử lý các khoản phí ngoài cước thu tại cảng.
Trong phạm vi ảnh hưởng của mình với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, nhấn mạnh vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu để có ưu tiên phù hợp về phương tiện và thiết bị vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho thị trường Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng mong muốn FIATA hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong chiến lược định vị Việt Nam là trung tâm sản xuất hàng hóa, địa điểm trung chuyển quốc tế mới của châu Á trong cộng đồng các doanh nghiệp logistics toàn cầu.
Ủy quyền cho các tổ chức Việt Nam tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ FIATA để góp phần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cao...
Mới đây nhất, tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu diễn ra tại Italia, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, những năm qua ngành dịch vụ logistics đã có những đóng góp không nhỏ trong hoạt động xuất nhập khẩu, đưa Việt Nam thành một mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu thành một điểm sáng bởi tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam từ mức 428,1 tỷ USD năm 2017 lên 681,1 tỷ USD năm 2023 với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 8,4%/năm cho cả giai đoạn 2017 - 2023.
Ông Nguyễn Anh Sơn nhấn mạnh, trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trung tâm sản xuất lớn toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất hàng hóa phong phú về chủng loại, cạnh tranh về giá cả và chất lượng ngày càng được cải thiện. Đồng thời, sau đại dịch cũng như những bất ổn địa chính trị - kinh tế gần đây, nhiều tập đoàn, kênh phân phối bán lẻ, bán buôn đang đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa, bảo đảm nguồn cung bền vững và đã lựa chọn Việt Nam là một trong địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Dù vậy, theo Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng trưởng trở lại nhưng liên tục gặp khó khăn với tình hình bất ổn trên Biển Đỏ, chiến tranh Nga - Ucraina, quan hệ căng thẳng Israel - Iran lan rộng trong khu vực Trung Đông và một số yếu tố bất ổn khó lường khác đã làm cho cước và phụ phí hàng hải tăng phi mã. Tình trạng thiếu container rỗng và tình trạng tắc nghẽn ở một số cảng trung chuyển quốc tế lớn thực sự cần những giải pháp hỗ trợ trúng đích, thiết thực để hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động logistics của doanh nghiệp Việt Nam.
Do đó, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu gợi mở một số giải pháp như các hãng tàu nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là quy định về niêm yết, công khai giá cước vận chuyển. Không áp đặt các loại phí, phụ thu không có cơ sở, với mức thu quá cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Tăng cường giám sát các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển thực hiện niêm yết giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển tuân thủ quy định.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phân luồng hàng hóa và tuyến đường thay thế. Tăng cường tận dụng ưu đãi của các FTA. Giải quyết tồn đọng hàng hóa, thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- ·Chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch thu đông
- ·Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
- ·Nét đặc sắc ở Chợ Giáng sinh được bình chọn thú vị nhất thế giới
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Giấc mơ của mẹ!
- ·Sức sống mới của chương trình Tình ca Bắc Sơn
- ·"Check
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Kích cầu du lịch cuối năm
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Phước Long, Phú Riềng kỷ niệm 93 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất
- ·Tình mẹ bao la biển trời
- ·Sắc màu 20
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Sinh động sắc màu cuộc sống
- ·Mẹ là miền cổ tích
- ·Thần tượng của tôi
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Phải chăng đã cũ?