【kết quả euro 2023】Người Hà Nội đổ tiền tỷ ôm đất đồi rẫy bám cao tốc Sơn La, chóng mặt theo giá
‘Săn’ mua đất trồng cây
Cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu (Sơn La) vừa được khởi công ngày 26/2 vừa qua,ườiHàNộiđổtiềntỷômđấtđồirẫybámcaotốcSơnLachóngmặttheogiákết quả euro 2023 trong đó có khoảng 30km qua địa phận các xã Chiềng Yên, Chiềng Khoa, Mường Men của huyện Vân Hồ.
Theo tìm hiểu, ngay khi có thông tin về đường cao tốc này, thời điểm năm 2021 thị trường đất tại Vân Hồ đã khá sôi động. Vì thế đến nay, nhiều mảnh đất ở vị trí đẹp có mức giá khá cao. Thời điểm này giao dịch mua bán, chuyển nhượng ở huyện Vân Hồ vẫn diễn ra đều đều, hàng chục giao dịch mỗi tháng.
Trong vai có nhu cầu mua đất làm homestay nghỉ dưỡng, chúng tôi được một số môi giới dẫn đi xem một số mảnh đất tại huyện Vân Hồ, có vị trí đẹp bám mặt đường lớn, gần nút giao cao tốc và quốc lộ 6.
Hai trong số các lô đất môi giới dẫn đi xem ở xã Vân Hồ đều là đất trồng cây lâu năm và cây hàng năm, nhưng có giá phát ra khá cao khi có vị trí sát đường lớn.
Mảnh đất diện tích hơn 1ha, bám mặt đường khoảng 100m được báo giá 120 triệu đồng một mét mặt đường. Mảnh đất này có giá khoảng trên 12 tỷ đồng.
Cũng với mức giá đó, mảnh đất chỉ khoảng 4.000m2, bám mặt đường 80m, có giá khoảng hơn 9 tỷ đồng.
Nằm tại xã Chiềng Khoa, mảnh đất trồng cây lâu năm diện tích 10ha đang được trồng chè được môi giới đánh giá 'không có mảnh nào đẹp hơn'. Mảnh đất này có vị trí rất gần nút giao số 5 cao tốc đang triển khai.
Môi giới phát giá bán mảnh đất này 25 tỷ đồng, tức 2,5 tỷ đồng/ha. Với giá bán này, mỗi mét vuông đất trồng cây lâu năm có giá 250.000 đồng.
Mảnh đất này đã ra sổ được 8ha, hạn sử dụng đến giữa năm 2064.
Tiếp tục tìm hiểu, tại xã Chiềng Yên, nơi có cao tốc đi qua, chúng tôi được ông Hà Văn Phúc, Chủ tịch xã Chiềng Yên cho biết, đường cao tốc qua 3 bản ở xã Chiềng Yên gồm: Pà Puộc, Suối Mực và Piềng Chà.
Theo ông Phúc, khu vực đường cao tốc trực tiếp đi qua cách trung tâm xã Chiềng Yên khoảng 2km; nhà đầu tư tìm đất chủ yếu tập trung ở một số khu vực như bản Nà Bai, Phụ Mẫu, bản Tuyết, khu suối nước nóng, thác Tà Nàng.
“1-2 năm gần đây, khi có thông tin về đường cao tốc, đã có những cá nhân, doanh nghiệp ở dưới xuôi đến săn lùng, tìm kiếm đất ở địa bàn xã. Thị trường bất động sảncó sự tăng giá, các hộ dân có đất có sổ tự giao dịch với nhau, chủ yếu là đất nương rẫy, đất thổ cư”, ông Phúc thông tin.
Cũng theo Chủ tịch xã Chiềng Yên, trước đây, bà con thường cho nhau mượn đất, như cho nhau mớ rau; thế nhưng khi có các thông tin quy hoạch làm đường, đất có giá trị hơn khi có người về hỏi mua, cũng phát sinh nhiều đơn tranh chấp đất đai.
“Bà con mua bán đất không qua xã, nhưng thông tin tôi nắm được, có những giao dịch mua đất đồi diện tích chỉ 1.000 - 2.000m2 với giá 1,2 - 1,7 tỷ đồng”, ông Phúc cho hay.
Số liệu từ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Vân Hồ cung cấp tới PV VietNamNetcho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn huyện Vân Hồ đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho hơn 50 trường hợp. Trong đó, nhiều nhất là đất trồng cây lâu năm và trồng cây hàng năm khác. Người nhận chuyển nhượng, ngoài người dân tại Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La) còn có nhiều người đến từ Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình… |
Đất trồng cây có được làm homestay nghỉ dưỡng?
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Hoàng Khiêm, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Vân Hồ (Sơn La) cho biết: Chiềng Yên, Chiềng Khoa, Mường Men là 3 xã trên địa bàn huyện có cao tốc. Việc mua bán, chuyển nhượng đấtở mức độ giao dịch bình thường, chưa có sự sôi động hay người nơi khác đổ xô về mua bán.
Ông Khiêm cho hay, cũng có một số nhà đầu tư về đầu tư theo hình thức dự án ở những nơi có danh lam thắng cảnh như thác nước, cao tốc.
Tuy nhiên, giá đất chưa có sự thay đổi. Thị trường chỉ sôi động thời điểm cuối năm 2021, sau đó lại chìm xuống đến tận bây giờ.
“Chúng tôi chưa thấy có giao dịch nào mua vài héc-ta. Mua bán tự do cũng khá rủi ro vì rất có thể mua xong lại không làm được gì, có khi lại đi làm nông dân”, ông Khiêm nói.
Đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm khác có được làm homestay nghỉ dưỡng?
Ông Khiêm cho biết: “Chúng tôi quản lý theo luật, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chỗ nào có thể làm homestay, dịch vụ thương mại phải theo quy hoạch, chương trình dự án. Không phải cứ mua là triển khai, xin là cho, không phải như thế. Phải đúng quy định. Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch”.
Theo ông Khiêm, kế hoạch, quy hoạch được công khai, đưa lên trang thông tin của huyện, gửi về các xã. Khi người dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đã phù hợp thì không có lý do từ chối.
“Nếu không phù hợp, không đúng với kế hoạch, quy hoạch, kể cả áp lực từ trên xuống chúng tôi cũng chịu. Không có chuyện tự nhiên mua đất rồi xin làm homestay nghỉ dưỡng. Cũng có chỗ tự phát làm, ủy ban các xã sẽ xử lý vi phạm”, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Vân Hồ khẳng định.
Vậy, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây sang làm homestay nghỉ dưỡng như thế nào, có khó không?
Trả lời câu hỏi của PV, ông Khiêm cho biết, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo luật định.
“Nhà đầu tư sẽ lập dự án, tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt cho phép chuyển đổi mục đích… đủ điều kiện là được chứ không khó”, ông Khiêm nói.
Cũng theo vị này, hiện huyện Vân Hồ cũng lập quy hoạch mới, có chính sách thu hút nhà đầu tư.
“Khi các nhà đầu tư đến, chúng tôi sẽ giới thiệu quy hoạch, nhà đầu tư đăng ký lập dự án. Có một số nhà đầu tư lớn như Sungroup đang nghiên cứu toàn bộ khu vực theo quy hoạch khu du lịch quốc gia, đề xuất khoảng 2.000ha. Hay nhà đầu tư Tập đoàn Tuần Châu cũng đang nghiên cứu, đề xuất lập dự án nghỉ dưỡng, du lịch”, ông Khiêm thông tin thêm.
Đón đọc bài tiếp: Đất đồi chè, vườn cây Mộc Châu tăng gấp 6 'ăn theo' cao tốc, toan tính chuyển đổi làm homestay
Nhóm Phóng viên
Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sauĐất rừng sản xuất tại Kim Bôi (Hòa Bình) đang được chào bán giá chỉ vài chục nghìn mỗi m2, môi giới mời gọi khách mua để đó chờ chuyển đổi, giao dịch chuyển nhượng sang tên dễ dàng.(责任编辑:Thể thao)
- ·Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường như thế nào?
- ·Chính sách tài khóa đồng hành, hỗ trợ đắc lực cho cộng đồng doanh nghiệp
- ·Chi cục Dự trữ nhà nước Đông Thiệu tiên phong xây dựng kho an toàn
- ·Phóng viên CNN nói về chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa
- ·Mất chồng, mất con vì mê chat 'nóng'
- ·Nam Phi khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với lốp xe ô tô, xe buýt
- ·Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh: diễu hành, bắn pháo hoa
- ·Chi cục Dự trữ nhà nước Đông Thiệu tiên phong xây dựng kho an toàn
- ·Bạn gái bất ngờ cưới sau 2 tháng chia tay
- ·Xử lý 12 đại dự án "đắp chiếu": Thà một lần đau...
- ·Tưởng yêu được đại gia, không ngờ nhầm ngay lừa đảo
- ·Hoạt động “chui”
- ·Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu tập trung triển khai nhiệm vụ tài chính
- ·Nghệ An: Bắt nhóm thiếu niên trộm cắp tiền công đức đền, chùa và nhà thờ
- ·Sau sinh, tôi “gần” chồng như một cái máy
- ·HSBC cam kết hỗ trợ Bộ Tài chính Việt Nam trong hoạt động huy động trái phiếu, vay nợ nước ngoài
- ·Triệt phá đường dây mua bán trái phép vật liệu nổ quy mô lớn
- ·Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu
- ·Hơn 30 triệu đến với bé ung thư mắt
- ·Nam shipper bị đánh gãy 2 tay thương tích 24%