【ck c1 2019】Ðâu phải “nghề thảm đỏ”
(CMO) Ngày 5/2/1985, Ban Bí thư Trung ương Ðảng quyết định lấy ngày 21/6 hàng năm là ngày Báo chí Việt Nam. Ðến ngày 21/6/2000, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đồng ý gọi ngày Báo chí Việt Nam là ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Ðã 96 năm lịch sử nghề báo, 21 năm nghề được chính thức vinh danh là nghề giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc, chỉ rõ phương hướng đấu tranh của Nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Từ đó, mỗi tháng 6, người làm báo lại có dịp soi rọi lại trách nhiệm xã hội, mối quan hệ với công chúng của mình dưới sự lãnh đạo của Ðảng để làm nền tảng phấn đấu.
Tháng 6 năm nay có lẽ là ngày kỷ niệm nghề đáng nhớ nhất khi người làm báo quê tôi nói riêng cũng đang chung tuyến đầu cùng các lực lượng căng mình phòng chống dịch Covid-19. Và vì sự an toàn, ngày truyền thống lần thứ 96 không tổ chức họp mặt như thường niên.
Ôn lại truyền thống nghề, học hỏi kinh nghiệm nghề từ những thế hệ nhà báo tiền bối, càng cảm nhận được không khí hoạt động báo chí ở vùng đất cuối trời Nam luôn sôi động và căng tràn sức cống hiến. Nhiều câu chuyện vui trên bước đường đến với nghề của đồng nghiệp là những bài học chân thật, những "quyển nhật ký sống” năng động, góp phần cùng sự phát triển của nghề.
Ly kỳ thay đường đến nghề của những người làm báo ở Cà Mau, có người đến với nghề báo bất chợt bằng hành động “nghĩa hiệp” khi dám trực diện đấu tranh với vị chủ quán cà phê nhằm bênh vực cậu bé bán vé số. Ðó là chàng sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, ôm hồ sơ tìm việc khắp vùng đồng bằng; hay còn là những kỹ sư nông nghiệp - thuỷ sản; những bóng hồng trên bục giảng ngành sư phạm và có cả những hướng dẫn viên du lịch...Trên bước đồng hành cùng đồng nghiệp, chợt nhận ra có nhiều ngã rẽ để dẫn bước vào nghề báo. Song, dù ở trường hợp nào thì một nhà báo chân chính cũng không thể sống với nghề nếu không có đam mê.
Phóng viên báo Cà Mau kịp thời có mặt thông tin các sự kiện trên vùng biển Tây Nam. |
Làm báo, nghề được nói, được nghĩ, được viết, được thể hiện những sự kiện, vụ việc trong đời sống xã hội, nhưng vấn đề là nói khi nào, viết ra sao, thể hiện bằng cách nào phù hợp mới là gốc vấn đề. Luận về nghề, nhiều người (nghề khác) thường nghĩ viết báo là nghề sang, nhẹ nhàng, sung sướng. Nhưng thật ra, ít ai biết viết báo là việc lao động khó khăn, vất vả, vì để có một bài báo hay, tự thân người viết phải đầu tư rất nhiều tâm lực và trí lực.
Nhà báo Trần Quốc Tuấn (Trần Tuấn), Phó trưởng phòng Thời sự - Chuyên đề, Ðài PT-TH Cà Mau, tâm sự: "Ðể có tập phóng sự phục vụ các sự kiện lớn của quê hương, anh em làm nghề ở đài phải trải qua nhiều công đoạn: kịch bản, quay phim, lời bình, dựng hình..., cả việc phải điều chỉnh khi ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp chỉnh sửa. Cũng có khi, những đoạn tin thời sự nóng được phóng viên chuyển về cận giờ phát sóng. Nhưng vì tin mang nội hàm của tầm ảnh hưởng đến công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành nên phải biên tập gấp, dựng hình gấp để kịp hoàn thiện rồi phát ngay. Những lúc ấy, ngồi xem lại chương trình mà hồi hộp, nhất là khi đang ngồi xem chương trình phát sóng nhưng nhận điện thoại của lãnh đạo!”.
Thực tế đã minh chứng, làm báo mà thiếu tự tin, không mạnh dạn, ít xông xáo thì khó mà thành công. Ngoài năng lực công tác, nghề báo đòi hỏi rất cao về đạo đức, nhân cách người làm báo. Trung thực, thẳng thắn, nói đúng, viết đúng sự thật và khách quan là những tố chất cực kỳ quan trọng đối với nghề. Bác Hồ đã dạy: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần viết, cần nói, chớ viết càn”; “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”... Những lời răn dạy ấy ngắn gọn, súc tích nhưng thực sự trở thành kim chỉ nam cho nghề cầm bút.
Phóng viên báo Cà Mau không ngại khó ghi lại hình ảnh, thiệt hại mùa vụ năm 2020 ở xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời. |
Cũng có những luận điệu cho rằng nghề báo “lắm câu mâu”. Nhưng họ đâu biết rằng, vai trò của báo chí là phải giám sát và phản biện xã hội, hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ, làm đẹp xã hội. Nhưng chỉ thực sự làm đẹp khi nhà báo đấu tranh trên tinh thần xây dựng và truyền cảm hứng cho nhân vật trong tác phẩm của mình.
Ông Nguyễn Ðức Tiến, Phó trưởng ban Văn hoá - Xã hội HÐND tỉnh Cà Mau, nhận định: “Qua theo dõi thông tin của báo chí Cà Mau, điều nhận thấy đầu tiên là lực lượng làm báo đã có sự thay đổi và tiến bộ nhất định. Nhất là tính chuyên nghiệp thông qua những đề tài, nội dung bài, loạt bài phản ánh vừa mang tính chiến đấu, vừa đảm bảo tính xây dựng, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân và cử tri. Báo vừa chuyển tải thông tin kịp thời, vừa phục vụ sinh hoạt chính trị chung, tạo tính thống nhất trong nhận thức, tuyên truyền, góp phần chấn chỉnh những thông tin sai sự thật, mang tính chất xuyên tạc. Là kênh chính thống mang rõ tính chất truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại, góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Cà Mau. Cũng thông qua báo chí, công tác giám sát của HÐND các cấp thuận lợi hơn vì những thông tin cởi mở và định hướng”.
Có thể nói rằng, chưa bao giờ đạo đức nghề nghiệp của người làm báo lại được nhắc đến nhiều như mấy năm gần đây. Người chiến sĩ cầm bút vẫn được coi là người xung kích trên mặt trận thông tin, tuyên truyền, tạo nên dư luận, định hướng dư luận. “Vai trò của người làm báo ở Cà Mau nói riêng được đánh giá rất cao, do vậy, trách nhiệm của họ càng nặng nề trước Nhân dân và các cấp lãnh đạo”, ông Tiến khảng khái.
Song, vai trò quan trọng, ngành nghề nhạy cảm cũng là lời nhắc nhở để mỗi nhà báo, phóng viên thẳng thắn nhìn rõ những góc khuất của nghề, đấu tranh và vững lòng hơn trước những cám dỗ, sống xứng đáng với nghề, không phụ niềm tin của mọi người. “Viết báo là nghề cao quý, những người làm báo chân chính luôn được xã hội kính trọng, song, để trở thành nhà báo có tên tuổi thì quả thật không dễ, dù đó là khát vọng mà bất cứ nhà báo chân chính nào cũng hướng tới”, Nhà báo Trần Tuấn chia sẻ.
Ðúng là nghề không phải là hoa hồng và càng không phải được đón nhận bằng thảm đỏ. Ở một góc độ khác, nghề báo như lò lửa rèn luyện bản lĩnh, trí tuệ người làm báo. Trong lò lửa ấy, họ chẳng những không bị thiêu cháy mà còn được rèn luyện để trưởng thành hơn./.
Phong Phú
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp cả nước
- ·“Tết sum vầy” cho công nhân, lao động nghèo
- ·Việt Nam vẫn còn khoảng 800.000 tấn bom mìn sót lại sau chiến tranh
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Khánh Lộc vui mừng đón nhận xã nông thôn mới
- ·Đoàn công tác của tỉnh khảo sát 2 tuyến đường ĐT753B, ĐT755
- ·Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức Đại lễ Phật đản
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Thả hơn 1,2 triệu con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·MTTQ huyện Bù Gia Mập hướng tới Đại hội đại biểu lần thứ III
- ·Đại hội Đại biểu Công đoàn cơ sở Viễn thông Cà Mau
- ·Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Cà Mau luôn đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp
- ·Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao
- ·BIDV tặng quà 20 hộ nghèo xã Tân Trung
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Khám chữa bệnh miễn phí cho 200 hộ nghèo