会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỉ số ars】TPP – cơ hội vàng để tái cơ cấu ngành chăn nuôi!

【tỉ số ars】TPP – cơ hội vàng để tái cơ cấu ngành chăn nuôi

时间:2024-12-25 21:38:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:123次

Tham gia Hội nhập kinh tế mà gần đây nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),–cơhộivàngđểtáicơcấungànhchănnuôtỉ số ars ngành chăn nuôi có cả những cơ hội và nhiều thách thức gay gắt song hành. Theo các chuyên gia, cơ hội không phải từ nhiên đến vì còn phụ thuộc vào nỗ lực của toàn ngành và những chính sách của Chính phủ, thách thức thì đã bắt đầu ngay khi các FTA được ký kết.

Thách thức TPP với ngành chăn nuôi là quá lớn và gay gắt

Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi đang được coi là ngành kinh tế bị tổn thương nhiều nhất khi nước ta tham gia một loạt các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, nhất là khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời.

Nhìn nhận những khó khăn của ngành chăn nuôi trước TPP, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội chăn nuôi Việt Nam đã chỉ ra tới 10 thách thức lớn của ngành chăn nuôi nước ta.

TPP - Cơ hội vàng để tái cơ cấu ngành chăn nuôi

TPP là thách thức nhưng cũng là cơ hội để ngành chăn nuôi cơ cấu lại sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh

Thách thức lớn nhất, gay gắt nhất là năng suất sản xuất, năng suất lao động thấp, giá thành cao. Ông Trúc cho rằng, chăn nuôi ở Việt Nam đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15 – 20 người. Một nhân công nuôi gà công nghiệp ở Thái Lan có thể quản lý chuồng gà công nghiệp với quy mô 20.000 con, trong khi công nhân Việt Nam chỉ nuôi bình quân khoảng 5.000 con.

Về giá thành, “theo điều tra của Hội Chăn nuôi, giá thành sản xuất lợn thịt ở Mỹ thấp hơn 25%- 30% so với ở Việt Nam. Giá thành 1 kg thịt bò Úc nhập bò sống về Việt Nam mới giết mổ và sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển, thuế, phí kiểm dịch, nuôi tân đáo, phí giết mổ, lãi vay ngân hàng là khoảng 170.000 đồng – 180.000 đồng. Trong khi đó bò thịt nuôi tại Việt Nam không thấp hơn 200.000 đồng/kg nhưng chất lượng thịt lại không bằng thịt bò Úc”, ông Trúc nói.

Khó khăn lớn nữa là ngành chăn nuôi nước ta hiện vẫn còn quy mô nhỏ lẻ, sản xuất manh mún. Hộ chăn nuôi nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ cao, chăn nuôi nông hộ đang chiếm tới 65%-70% về đầu con. Bên cạnh đó, chăn nuôi trang trại còn khiêm tốn cả về quy mô và mức đầu tư, tỷ lệ đầu tư công nghệ cao thấp. Doanh nghiệp chăn nuôi hiện cũng quá ít, quy mô và vốn đầu tư đều ít.

“Báo cáo gần đây của Chính phủ cho thấy, năm 2014, chỉ có 1% vốn đầu tư vào Nông nghiệp, trong đó đầu tư cho chăn nuôi không đáng kể do nhiều rủi ro như sức cạnh tranh thấp, dịch bệnh liên miên, đầu ra không ổn định…”, ông Trúc nói.

Ngoài ra, ngành chăn nuôi Việt Nam còn rất nhiều điểm yếu như đầu vào phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài, quá ít cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh, quản lý chất lượng thực phẩm và liên kết theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi còn yếu, nguy cơ dịch bệnh cao, lãi suất tín dụng cao, tái cơ cấu còn chậm…

Nhìn nhận ở góc độ của các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất thức ăn chăn nuôi cung cấp cho ngành này, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi cho rằng, ngành chăn nuôi đang tác động đến 11,3 triệu hộ nông dân, trong đó có 7,9 triệu hộ nuôi gà, 2,7 triệu hộ nuôi vịt, 2,5 triệu hộ nuôi trâu.

“Về quy mô trang trại, có hơn 9.000 trang trại chăn nuôi, có 90% quy mô nhỏ, siêu nhỏ, vốn tự có từ 5 – 15%, vốn vay ngân hàng còn lại, chịu lãi suất cao. Chăn nuôi quay vòng chậm, lãi suất thấp. Nguồn thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu. Năm 2014, nhập nguyên liệu 5,9 triệu tấn, năng lượng giàu đạm 5,3 triệu tấn. Tổng số lượng nhập tới 11,3 triệu tấn, giá trị 4,6 tỷ USD, hơn hẳn số liệu xuất khẩu gạo (trên 3 tỷ USD). Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam chưa bố trí trồng cây thức ăn chăn nuôi, giá cả thị trường lên xuống thất thường. Tỷ lệ nhập lên tới 60 – 65% tổng nguyên liệu làm thức ăn, doanh nghiệp nhập không được ưu đãi cơ chế và lãi suất dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi cao, làm giảm sức cạnh tranh của ngành”, ông Lịch nói.

TPP là cơ hội vàng để tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lạc quan cho rằng, điều may mắn là ngành chăn nuôi của Việt Nam còn thời gian để củng cố.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương cho hay, riêng đối với TPP và Việt Nam – EU, Việt Nam yêu cầu lộ trình ngắn nhất là 10 năm đối với ngành chăn nuôi. Như vậy, sớm nhất thì đến năm 2028, TPP mới tác động trực tiếp đến ngành chăn nuôi, là mốc rất là lâu chứ không phải ngay khi gia nhập TPP.

Theo đó, trước mắt, ngành chăn nuôi nước ta đang có một thời gian quá độ tuy không dài (2 – 3 năm) trong lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết song phương, đa phương của từng Hiệp định thương mại. Trong đó, quá trình các nước phê chuẩn TPP cũng cần 1 – 2 năm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam cho hay: “TPP à hiệp định cấp cao nhất với cam kết xóa bỏ thuế quan về 0% nhưng có lộ trình với Việt Nam. Ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm kể từ 2015 để chuẩn bị trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự tác động”.

Đây là cơ hội vàng về thời gian để chăn nuôi đẩy nhanh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất và hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa..., kể cả các sản phẩm có lợi thế như giống đặc sản, giống bản địa, lợn cắp nách, gà đồi, vịt chạy đồng…cũng phải kiểm soát tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và hạ giá thành.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi cho rằng: “Để cạnh tranh được trong TPP, tôi quan niệm, an toàn thực phẩm là giải pháp số 1, sau đó mới đến giá cả và các yếu tố khác”.

Còn theo ông Đoàn Xuân Trúc, cần có các nhóm giải pháp tổng thể bao gồm các giải pháp về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và mở rộng thị trường và giải pháp về chính sách mới có thể nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi trước TPP. Trong đó, ông Trúc cho rằng, trong hội nhập kinh tế, phát triển liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi là giải pháp đột phá để tổ chức lại sản xuất chăn nuôi.

“Đây cũng là giải pháp quan trọng trong tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi. Thực tế ở 3 trung tâm chăn nuôi lớn nhất cả nước là TP. HCM, Hà Nội và Đồng Nai cho thấy, liên kết chuỗi giá trị khép kín trong chăn nuôi đã góp phần giảm chi phí sản xuất 12 – 22%. Chủ thể chính để xây dựng và phát triển các liên kết chuỗi sản xuất chính là doanh nghiệp”, ông Trúc nói.

Theo phân tích của ông Trúc, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đảm bảo thị trường tiêu thụ. Để phát triển chuỗi, các doanh nghiệp lớn dìu dắt doanh nghiệp nhỏ cũng như liên kết nhau để tạo ra một chuỗi từ trang trại đến bàn ăn. Ngoài ra, cần liên kết hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, không phân biệt vùng miền. 

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Tăng giá điện: EVN đã có lãi
  • Soi kèo EURO tối nay, Dự đoán nhận định EURO 2024 hôm nay
  • Soi kèo góc Heidenheim vs Chelsea, 0h45 ngày 29/11
  • Soi kèo phạt góc Liverpool vs Man City, 23h00 ngày 1/12
  • Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 25/7/2015
  • Soi kèo góc Everton vs Brentford, 22h00 ngày 23/11
  • Soi kèo góc Israel vs Bỉ, 2h45 ngày 18/11
  • Soi kèo phạt góc Mallorca vs Barca, 01h00 ngày 4/12
推荐内容
  • 10 tiểu đoàn lính dù Nga tại nước ngoài sẵn sàng tác chiến
  • Soi kèo góc Genoa vs Cagliari, 18h30 ngày 24/11
  • Soi kèo EURO tối nay, Dự đoán nhận định EURO 2024 hôm nay
  • Soi kèo phạt góc AC Milan vs Juventus, 0h00 ngày 24/11
  • Mối nguy hiểm của thuốc lá điện tử tẩm ma túy bán trên mạng xã hội
  • Nhận định bóng đá Sea Games 32, Soi kèo bóng đá Sea Games