【ket quá bóng đá】Khi “lực cản” đến từ văn bản pháp luật
Không rõ hiệu lực
Theo Luật sư Trần Minh Hải, Công ty Luật Basico, tình trạng văn bản không rõ ràng về hiệu lực khá là phổ biến đặc biệt là trong các lĩnh vực tư pháp, thuế, ngân hàng… Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản pháp luật của chính cơ quan Nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Luật này cũng quy định các trường hợp văn bản pháp luật hết hiệu lực gồm: (1) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; (2) Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan Nhà nước đã ban hành văn bản đó; (3) Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, có rất nhiều văn bản đến nay chưa hề bị bãi bỏ bởi một văn bản nào nhưng hiệu lực cũng không rõ. Đơn cử, năm 2003, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ban hành Nghị quyết 04 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế để hướng dẫn Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Đến nay, văn bản gốc- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực từ ngày 1-1-2006 nhưng chưa có văn bản nào thay thế, bổ sung, bãi bỏ Nghị quyết 04 nên theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết 04 vẫn còn hiệu lực. Vậy Nghị quyết 04 có còn hiệu lực hay không thì đến nay, sau 6 năm kể từ ngày Pháp lệnh hết hiệu lực, vẫn không được làm rõ.
Hậu quả là việc xét xử trở nên không thống nhất ở các Tòa án. Ví dụ như quy định về hợp đồng vô hiệu, theo đó, Nghị quyết quy định hợp đồng được ký kết bởi người không có thẩm quyền nhưng người có thẩm quyền ký kết biết và vẫn thực hiện thì hợp đồng không bị coi là vô hiệu. Thực tiễn xét xử cho thấy, có Hội đồng xét xử chấp nhận đương sự viện dẫn quy định này và không tuyên hợp đồng vô hiệu, nhưng cũng có Hội đồng xét xử lại không chấp nhận, lý do là vì văn bản gốc, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực cho nên phải xem xét lại Nghị quyết 04. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự khi xảy ra tranh chấp.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 04 quy định hợp đồng kinh tế được xem là không bị vô hiệu nếu thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ nhưng thanh toán thực tế bằng VND. Tuy nhiên, Pháp lệnh ngoại hối lại không cho phép điều này, tức là mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết giá cả trên lãnh thổ Việt Nam phải bằng VND. Sự tréo ngoe giữa các văn bản pháp quy này dẫn đến việc xét xử khác nhau và lắm khi khiến DN không biết đường nào mà lần.
“Rừng” luật
Một trường hợp khác là Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, được ban hành năm 2001. Từ đó đến nay, pháp luật về ngân hàng đã 2 lần được Quốc hội sửa đổi và ban hành luật mới (Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 1-1-2011; Luật Ngân hàng Nhà nước được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16-6-2010) nhưng không ai dám phủ nhận hiệu lực Quyết định 1627 và các ngân hàng vẫn phải tuân thủ.
Trong “rừng” luật gồm gần 100 nghìn văn bản đã được ban hành, những ví dụ trên đây chỉ phản ánh một phần vô cùng nhỏ của thực trạng văn bản pháp quy chồng chéo và không rõ hiệu lực. Tuy nhiên, không có thống kê nào chỉ ra chính xác có bao nhiêu văn bản pháp quy đã được ban hành từ trước đến nay, trong đó thống kê chi tiết theo từng tiêu chí như tính hiệu lực, lĩnh vực điều chỉnh, loại văn bản… mà chỉ có thống kê riêng lẻ của từng cơ quan quản lý như Quốc hội, Chính phủ, các bộ… Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động DN nhất là trong tình trạng phát sinh tranh chấp.
Tại một cuộc tọa đàm về hỗ trợ pháp lý cho DN do Đoàn Luật sư Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội DNVVN Việt Nam) tổ chức gần đây, nhiều ý kiến cho rằng cái khó nhất trong bối cảnh hiện nay của các DN không phải là được tuyên truyền, đào tạo phổ biến về pháp luật mà là ở chỗ không biết phải ứng xử với pháp luật như thế nào trước những vướng mắc thực tế.
Kiến nghị từ khối DN, ông Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực cho rằng hỗ trợ pháp chế quan trọng nhất chính là hoàn thiện khung pháp lý, tránh tình trạng văn bản rối rắm chồng chéo không rõ hiệu lực. Kiến nghị này cũng là nỗi niềm của phần lớn DN đang hoạt động trong bối cảnh công việc sản xuất, kinh doanh hàng ngày thường vấp phải những lực cản vô hình.
Chính vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý, cụ thể là sắp xếp, hệ thống lại văn bản của từng lĩnh vực, có tiêu chí rõ ràng về thực hiện, phối hợp trong việc ban hành văn bản quy phạm mới cũng như “khai tử” rõ ràng văn bản hết hiệu lực theo đúng quy định pháp luật… là sự hỗ trợ lớn đối với DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thiên Cầm
(责任编辑:World Cup)
- ·Khoảnh khắc hút hồn của nữ sinh Đại học Swinburne Việt Nam
- ·Tránh để di tích Huế “rớt hạng” vì bảo tồn, trùng tu – bài 2: Nguồn lực thiếu về mọi mặt
- ·Buổi sáng ở mạn đồi phía tây
- ·Âm nhạc phát đi thông điệp Huế xanh – sạch
- ·Chủ động mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gỗ và lâm sản
- ·Phái sinh: Khả năng kịch bản ‘giằng co’ vẫn lặp lại
- ·Đưa di sản ca Huế vào trường học
- ·Lễ tế Âm hồn tưởng nhớ sự kiện Thất thủ kinh đô
- ·Tuần hàng “Made in Vietnam
- ·Quản lý xuất xứ hàng hóa trước yêu cầu mới
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5
- ·Chứng khoán 27/8: Hứng khởi cùng thế giới, VN
- ·HLG muốn hủy niêm yết
- ·Ngắm bộ sưu tập áo dài mang tên Văn hiến kinh kỳ
- ·Bất chấp đại dịch, hoạt động tập trung kinh tế vẫn diễn ra sôi động
- ·HLD chia tiếp cổ tức 30%
- ·Mở tờ khai mới nếu khai bổ sung vượt quá 50 dòng hàng
- ·Đảo chiều ngoạn mục, VN
- ·Ngăn chặn, xử lý việc buôn bán thuốc, vaccine thú y không rõ nguồn gốc
- ·Tuần phim Đan Mạch mở cửa miễn phí