会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua pauli】Kiểm soát nợ công chặt chẽ, bám sát mục tiêu!

【ket qua pauli】Kiểm soát nợ công chặt chẽ, bám sát mục tiêu

时间:2024-12-23 20:16:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:647次

nợ công

Các chỉ tiêu về nợ công,ểmsoátnợcôngchặtchẽbámsátmụctiêket qua pauli nợ chính phủ đang được kiểm soát chặt chẽ. Ảnh: Đức Minh

* PV: Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về nợ công, ông có thể cho biết những kết quả đã đạt được, chiếu theo mục tiêu Nghị quyết 07/NQ-TW đã đề ra.

- Ông Trương Hùng Long:Cho đến thời điểm này, các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn cho phép. Dự kiến tỷ lệ nợ công đến cuối năm 2018 ở mức 61,4% GDP (cuối năm 2016 là 63,7% GDP, mức trần là 65%), nợ chính phủ ở mức 52,1% GDP (mức trần là 54%). Bước đầu, chúng ta đã kiềm chế tốc độ gia tăng quy mô nợ công, từ mức 18,4%/năm giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn khoảng 10%/năm từ năm 2016 đến nay.

Bộ Tài chính đã tham mưu, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công năm 2017, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nợ trong tình hình mới. Đồng thời, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn, tập trung vào việc quản lý chặt chẽ hạn mức nợ công; tăng cường công tác quản lý huy động, sử dụng vốn vay nợ công từ khâu xây dựng chiến lược, kế hoạch và giám sát thực hiện; tăng cường công khai, minh bạch; gắn trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương với trách nhiệm sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và trả nợ công…

quản lý nợ
Ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính).

Một kết trong những kết quả nổi bật nữa là cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng tập trung huy động tại thị trường trong nước, kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và chi phí vay vốn. Công tác trả nợ được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng hạn theo cam kết, giữ uy tín của Chính phủ.

Đối với bảo lãnh chính phủ, chúng ta siết chặt điều kiện và hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh mới của Chính phủ cho các khoản vay. Đồng thời, tăng cường công tác thẩm định, thực hiện biện pháp giám sát, quản lý sử dụng vốn vay lại và vốn vay có bảo lãnh chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng cho ngân sách nhà nước.

Các mục tiêu, nhiệm vụ về quản lý nợ công được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng và tổ chức triển khai các công cụ quản lý nợ chủ động, đồng bộ với điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư công.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai các kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ hàng năm; Chương trình quản lý nợ trung hạn 2016 - 2018; Đề án tái cơ cấu nợ chính phủ trong nước giai đoạn 2017 - 2021 nhằm thực hiện các mục tiêu đảm bảo khả năng trả nợ, tiếp tục cơ cấu lại danh mục nợ công, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.

* PV: Vậy xin ông cho biết, việc tái cơ cấu nợ chính phủ đang được thực hiện theo hướng nào?

- Ông Trương Hùng Long:Trong giai đoạn 2016 - 2018, cơ cấu vay của Chính phủ được tiếp tục thực hiện theo hướng tăng dần tỷ trọng huy động vốn vay trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Huy động vốn vay trong nước trung bình giai đoạn 2016 - 2018 đáp ứng khoảng 76% nhu cầu huy động vốn của Chính phủ.

Dự kiến đến cuối năm 2018, tỷ trọng dư nợ trong nước của Chính phủ chiếm khoảng 60% và nợ nước ngoài khoảng 40% (so với tỷ lệ 45% nợ trong nước và 55% nợ nước ngoài vào năm 2015).

Đối với vốn vay trong nước, việc tập trung huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) đã góp phần thúc đẩy phát triển thị trường TPCP, đóng vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước.

Cơ cấu TPCP có kỳ hạn dài từ 10 - 30 năm ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng khối lượng phát hành hàng năm (giai đoạn 2011 - 2015 trung bình khoảng 16%; 9 tháng đầu năm 2018 chiếm 86,4%). Kỳ hạn còn lại danh mục TPCP tăng dần và cao hơn giai đoạn trước, năm 2011 là 3,2 năm, năm 2016 là 6,0 năm, 9 tháng đầu năm 2018 là 6,7 năm.

Lãi suất phát hành bình quân giảm dần và thấp hơn giai đoạn trước, năm 2011 là 12,0%/năm, năm 2016 là 6,7%/năm, 9 tháng đầu năm 2018 là 4,5%/năm, góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn cho NSNN.

Cơ cấu nhà đầu tư tiếp tục được đa dạng hóa, tỷ trọng nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại được cải thiện đáng kể.

Đối với huy động vốn vay nước ngoài, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ tận dụng vốn vay ODA còn lại trong giai đoạn này, tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm; hạn chế huy động các khoản vay không đủ điều kiện ODA, có lãi suất cao cho cân đối đầu tư công, chỉ huy động cho các chương trình dự án có khả năng hoàn vốn theo cơ chế vay về cho vay lại.

* PV: Nghị quyết 07-NQ/TW cũng đã nhấn mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ công. Trong những năm qua, Bộ Tài chính đã triển khai nội dung này như thế nào thưa ông?

- Ông Trương Hùng Long:Việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ công là nội dung được quan tâm, thực hiện bởi cả các cơ quan của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, cũng như các đoàn thanh tra, kiểm tra giám sát của các bộ ngành, địa phương.

Trong khâu đề xuất, Bộ Tài chính xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động đến nợ công, xác định cơ chế tài chính của dự án cũng như phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nội dung của đề xuất. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, việc giải ngân, rút vốn được kiểm soát bảo đảm trong dự toán, các hạn mức vay và mục đích sử dụng vốn đã được phê duyệt. Sau khi hoàn thành, dự án sử dụng vốn vay nợ công được quyết toán, kiểm toán theo quy định.

Công tác kiểm toán nhà nước về nợ công ngày càng được đề cao. Việc kiểm toán nợ công đã được Kiểm toán Nhà nước quan tâm thực hiện kiểm toán các nhiều cấp/ở các mức độ khác nhau.

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính cũng xây dựng quy chế phối hợp, cung cấp và trao đổi thông tin phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra; chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các dự án sử dụng vốn vay nợ công hàng năm.

Nội dung thanh tra, kiểm tra cũng ngày càng được cải thiện nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công gồm các chương trình, dự án của các bộ, ngành và địa phương trên địa bàn cả nước; các dự án thuộc diện cấp phát 100% từ NSNN và các dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh.

Kết quả kiểm tra, giám sát cũng là căn cứ để Bộ Tài chính giám sát tình hình tài chính các dự án, doanh nghiệp sử dụng vốn vay; kiểm soát rủi ro cũng như chủ động kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế.

* PV: Thưa ông, việc huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công còn những tồn tại nào cần khắc phục? Giải pháp nào đã được đưa ra để giải quyết các tồn tại này?

- Ông Trương Hùng Long:Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong các năm 2017 và 2018, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo hình thức tự vay tự trả tăng đột biến. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia tăng nhanh, tiệm cận ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép.

Tuy các khoản nợ tự vay, tự trả nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng không thuộc phạm vi nợ công, song đây là một cấu phần trong nợ nước ngoài của quốc gia và có ảnh hưởng quan trọng trong đến ổn định vĩ mô, an ninh tài chính quốc gia.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả để bảo đảm chỉ tiêu này trong giới hạn cho phép.

Theo quy định, vốn vay nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Do đó, việc tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công.

Việc đề xuất dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài phải nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, phù hợp với kế hoạch vay nợ công trung hạn và hàng năm, và tiến độ thực hiện thực tế của dự án.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục cơ cấu lại danh mục nợ công thông qua các nghiệp vụ quản lý nợ chủ động, giãn đỉnh nghĩa vụ nợ tập trung trong một số năm; tăng cường huy động nguồn lực trong nước để đáp ứng nhu cầu vay của Chính phủ, phát triển thị trường vốn trong nước.

Song song với các giải pháp nói trên, chúng ta cũng phải kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của chính quyền địa phương và hoạt động vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay, tự trả.

Công tác quản lý nợ công và tái cơ cấu nợ công từ nay đến cuối giai đoạn 2020 và giai đoạn 5 năm tiếp theo cần được tiếp tục triển khai đồng bộ với việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đầu tư công, khu vực doanh nghiệp nhà nước, hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Khánh Huyền (Thực hiện)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Tour trekking cho người mới tại 52Hz
  • Đau bả vai, cô giáo Hà Nội bị ung thư xương mà không biết
  • Hành động của tiếp viên trên chuyến bay chi viện tâm dịch COVID
  • Cứu bàn chân cho nữ sinh Cần Thơ bị tai nạn giao thông
  • Giá xăng dầu hôm nay (23/8): Giá dầu bất động, Brent neo ở mức 97,48 USD/thùng
  • Cơ sở thẩm mỹ truyền trắng, tiêm filler làm đẹp trái phép ở TP.HCM
  • Giấy đăng ký lưu hành thuốc có hiệu lực bao lâu?
  • Bộ Y tế: Ăn hoa quả bị thổi nồng độ cồn, công dân có quyền thắc mắc
推荐内容
  • Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022
  • Bỏ qua dấu hiệu khi đi vệ sinh, người phụ nữ bị mắc ung thư ruột
  • WHO lật tẩy những suy đoán không đúng về Covid
  • Bàn thảo nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị cho phê chuẩn TPP
  • Nhiều hộ chăn nuôi thận trọng tái đàn vụ tết
  • 5 lý do nha khoa Đông Nam được khách hàng lựa chọn