【kết quả augsburg】Nhiều chiều quan điểm lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo
Phiên thảo luận của tổ 4 về sửa quy định lấy phiếu tín nhiệm. |
Việc không lấy phiếu tín nhiệm đối với người mắc bệnh hiểm nghèo đang phải chữa bệnh và không trực tiếp đảm nhiệm chức vụ trong thời gian từ 6 tháng trở lên là không phù hợp vì không bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe đối với cán bộ lãnh đạo.
Tổng thư ký Quốc hội vừa gửi đến các vị đại biểu báo cáo tổng hợp ý kiến của các thảo luận tại tổ (chiều 30/5) về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm,ềuchiềuquanđiểmlấyphiếutínnhiệmđốivớingườinghỉchữabệnhhiểmnghèkết quả augsburg bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).
Tổng thư ký phản ánh, một số ý kiến đề nghị bổ sung đầy đủ các đối tượng do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm thống nhất giữa đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm và đối tượng được bỏ phiếu tín nhiệm.
Theo đó, cần bổ sung một số đối tượng như: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Trưởng Ban của HĐND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Có ý kiến đề nghị không lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh thuộc cơ quan lập pháp vì chức danh này không có vai trò quản lý nhà nước. Đồng thời cân nhắc việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã bị kỷ luật Đảng vì nếu trường hợp này lại đạt tín nhiệm cao thì sẽ là không hợp lý.
Về các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm, lần sửa đổi này đã bổ sung quy định về việc không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tếvà không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên theo quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tính đến thời điểm khai mạc kỳ họp lấy phiếu tín nhiệm.
Tổng thư ký Quốc hội cho biết qua thảo luận, có 2 loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất tán thành với quy định như trên nhưng đề nghị giải trình rõ lý do tại sao lại quy định là 6 tháng; cần quy định rõ là 6 tháng liên tục để bảo đảm chặt chẽ; xác định rõ bệnh hiểm nghèo là bệnh gì và xác nhận của cơ sở y tế ở cấp nào.
Có ý kiến cho rằng, nếu đã bị bệnh hiểm nghèo thì không nên quy định thời gian nghỉ việc đến 6 tháng mà chỉ cần từ 3 tháng trở lên.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, việc không lấy phiếu tín nhiệm đối với người mắc bệnh hiểm nghèo đang phải chữa bệnh và không trực tiếp đảm nhiệm chức vụ trong thời gian từ 6 tháng trở lên là không phù hợp vì không bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe đối với cán bộ lãnh đạo.
Trong trường hợp này, cơ quan quản lý cán bộ hoặc người đã trình Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn cần làm thủ tục đề nghị Quốc hội, HĐND miễn nhiệm, thay thế người mới. Cũng có ý kiến cho rằng, trong trường hợp này thì cần tham khảo ý kiến của người giữ chức vụ, nếu người đó đồng ý thì vẫn tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Cạnh đó, có ý kiến cho rằng, trường hợp nghỉ điều hành công tác từ 6 tháng trở lên vì lý do khác (không phải là vì lý do sức khỏe) và được cấp có thẩm quyền đồng ý thì cũng không lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm tính nhân văn .
Về các hành vi bị nghiêm cấm một số ý kiến đề nghị bổ sung hành vi hứa, tặng, cho “lợi ích tinh thần”, “lợi ích phi vật chất” hoặc “lợi ích khác” nhằm tác động đến đại biểu Quốc hội, HĐND trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Đại biểu cũng đề nghị bổ sung một số hành vi, trường hợp bị nghiêm cấm, như: lôi kéo, gặp gỡ, đe dọa, can thiệp vào quá trình kiểm phiếu; cấm tác động đến thân nhân của các đại biểu dân cử; cấm thực hiện việc tác động, mua chuộc, khiếu nại, tố cáo, cung cấp thông tin sai sự thật nhằm làm ảnh hưởng đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Đáng chú ý là có đến 15 ý kiến đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Trường hợp vi phạm pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật” vì đó không phải là hành vi bị nghiêm cấm như tên gọi của Điều này và không có tính khả thi vì không có cơ chế xử lý.
Liên quan đến thời hạn và thời điểm, một số vị đề nghị Quốc hội, HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 2 lần trong mỗi nhiệm kỳ; thời điểm có thể vào cuối năm thứ hai và cuối năm thứ tư của mỗi nhiệm kỳ hoặc vào giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ hoặc năm thứ hai và năm cuối của nhiệm kỳ.
Về hệ quả, có ý kiến cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm hay miễn nhiệm thực chất có chung một mục đích là xác định mức độ tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian và tránh khác biệt so với quốc tế, đề nghị chỉ quy định một bước là xác định tín nhiệm và không tín nhiệm trong đó quy định cụ thể tỷ lệ tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp và không tín nhiệm.
Có ý kiến đề nghị chỉnh lý quy định trường hợp lấy phiếu tín nhiệm mà có từ 50% số phiếu đánh giá tín nhiệm thấp trở lên thì tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo hướng giảm tỷ lệ này thành 30% hoặc 35% để có cơ chế giám sát tốt hơn vì qua báo cáo tổng kết cho thấy số người có tín nhiệm thấp trên 50% là rất ít nên hiệu quả của việc lấy phiếu tín nhiệm trên thực tế chưa được như mong đợi.
Một số ý kiến đề nghị trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 50% đến dưới 2/3 tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp thì sẽ trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm mà không cần qua bước cho phép từ chức vì không xác định được cụ thể thời gian xin từ chức là bao lâu, gây khó khăn cho việc thực hiện các quy trình tiếp theo.
Theo nghị trình, chiều 9/6 Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ngày 14/11 Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đất đai
- ·Nhu cầu vốn cho than mỗi năm khoảng 18.000 tỷ đồng
- ·Tăng khung thuế: Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ vì môi trường
- ·Nhận định bóng đá MU vs Brentford: Vòng 8 Ngoại hạng Anh
- ·Lòng đường quốc lộ 1A cũ biến thành sân phơi lúa
- ·Đón đầu tư các dự án xanh hoá sản xuất
- ·Top 5 cầu thủ rê bóng ở La Liga Yamal đánh bật Vinicius, Mbappe
- ·Hơn 28.000 doanh nghiệp thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Giá xăng dầu hôm nay 06/12: Giảm mạnh dù OPEC + hoãn tăng sản lượng
- ·Hướng đi phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ cấu lại nguồn thu
- ·“AFCA là tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hợp pháp”
- ·Vụ khiếu kiện 120 tấn đường nhập khẩu từ Lào: Hải quan thực hiện đúng quy trình pháp luật thuế
- ·Kết quả bóng đá Saudi Arabia 0
- ·Đề xuất từ năm 2018, doanh nghiệp sẽ không thực hiện đặt in hóa đơn
- ·Những sản phẩm tết độc đáo
- ·Nguồn cung xăng dầu không thiếu hụt
- ·Bảo lãnh thông quan sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%
- ·Đẩy mạnh triển khai các dự án nhiệt điện BOT
- ·Dân băn khoăn về cách trả lời của tòa
- ·Kê khai sót hóa đơn, xử lý thế nào?