会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận espanyol】Cần tạo ra làn sóng khởi nghiệp và làn sóng đầu tư mới!

【kết quả trận espanyol】Cần tạo ra làn sóng khởi nghiệp và làn sóng đầu tư mới

时间:2024-12-23 20:59:24 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:256次
Cần tạo ra làn sóng khởi nghiệp và làn sóng đầu tư mới
Ủy viên Bộ Chính trị,ầntạoralànsóngkhởinghiệpvàlànsóngđầutưmớkết quả trận espanyol Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ: Chúng ta phải nhận thức đầy đủ về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hy vọng tạo ra làn sóng đầu tư mới

Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ tại Hội thảo với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển doanh nghiệp” diễn ra ngày 26/3 tại Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức nhằm công bố các kết quả nghiên cứu của Ban Kinh tế Trung ương về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển doanh nghiệp, góp phần triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về “tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Khoảng 200 lãnh đạo, chuyên gia, doanh nhân… của các Bộ, ngành Trung ương, viện nghiên cứu, trường đại học, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp… đã tới tham dự hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho biết, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển doanh nghiệp đã được đề cập nhất quán trong các chủ trương của Đảng; Chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ chế chính sách đối với các loại hình doanh nghiệp nêu trên còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả thực thi còn thấp.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho rằng, năng lực cạnh tranh quốc gia có mối tương quan mật thiết với môi trường kinh doanh và phát triển các loại hình doanh nghiệp. Do đó, hội thảo lần này là điều kiện để các đại biểu cơ quan, bộ, ngành, chuyên gia kinh tế phân tích, đánh giá làm rõ hơn một số nhóm vấn đề và các đề xuất, kiến nghị, các giải pháp. Từ đó để tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia gắn liền với đổi mới, phát triển các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, và doanh nghiệp khởi nghiệp. Đặc biệt, cần tạo nên một làn sóng khởi nghiệp mới và một làn sóng đầu tư mới - Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Theo thông tin tại hội thảo, mặc dù đã có một số chỉ số tăng hạng trong báo cáo Môi trường Kinh doanh 2016 của Ngân hàng Thế giới, nhưng hiện môi trường kinh doanh của Việt Nam được đánh giá là chậm cải thiện. Mức độ thuận lợi đối với kinh doanh của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 90 trong số 189 nền kinh tế được xếp hạng. Dù đã tăng 3 bậc nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn đứng sau nhiều quốc gia trong khu vực như Singapore (đứng thứ nhất), Malaysia (18), Thái Lan (49)… Những nhóm vấn đề được coi là trở ngại lớn nhất đối với Việt Nam là tiếp cận tài chính, chính sách không ổn định, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền, tiếp cận đất đai và cạnh tranh bình đẳng.

Theo PGS, TS Phạm Thị Hồng Yến - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò của việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Chưa tập trung và huy động được nguồn lực và có cơ chế, chính sách phù hợp để hiện thực hóa việc đổi mới mô hình tăng trưởng, nhất là về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển các loại hình doanh nghiệp, nâng cao năng lực đổi mới và sáng tạo, tăng cường quản trị hiện đại và chuyên nghiệp.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chất lượng thể chế đóng vai trò mấu chốt trong xã hội. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, Chính phủ cần tạo môi trường bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, cần có thị trường tài chính mạnh mẽ hơn nữa, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm cơ chế, nâng cao năng suất bằng đổi mới công nghệ… Đặc biệt là cần đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế - TS Nguyễn Quốc Toản - Phó Chánh Văn phòng, Ban Kinh tế Trung ương cho hay.

Nhằm thúc đẩy tinh thần quốc gia khởi nghiệp và tăng cường khởi sự doanh nghiệp, tạo nên một làn sóng đầu tư mới, theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cần hỗ trợ những doanh nghiệp có tiềm năng, giúp doanh nghiệp vượt lên, trở thành đầu tàu của nền kinh tế. Từ đó trở thành đối tác của các tập đoàn lớn thế giới, trở thành thương hiệu quốc gia. “Nhà nước cần lựa chọn hỗ trợ những doanh nghiệp có tiềm năng về năng lực cạnh tranh và có quản trị tốt, chứ không phải cứ hỗ trợ dàn trải cho doanh nghiệp gặp khó khăn. Đồng thời doanh nghiệp cần tập trung nâng cao công tác quản trị, phát triển đổi mới sáng tạo trong xu thế mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh” - Chủ tịch VCCI nói.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh hội nhập, ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái - cho rằng, cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, tài nguyên quốc gia, tín dụng, cơ hội mua sắm công, trong nghĩa vụ thuế. Đặc biệt cần chú trọng quan tâm định hướng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân lớn để tránh việc đổ vỡ phá sản, làm ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.

Được biết, kết quả của Hội thảo sẽ được Ban Tổ chức tổng hợp để báo cáo Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan liên quan để nghiên cứu, triển khai trong thực tiễn.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ:

Để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia dựa trên nền tảng kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, cần dựa trên 4 yếu tố: Nỗ lực của nhà nước; Áp lực của hội nhập quốc tế; Động lực của DN và Hiệp hội DN, và cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển nền kinh tế. Trong đó, Nhà nước phải đóng vai trò bà đỡ đặc biệt là những giai đoạn đầu của DN

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Israel áp dụng công nghệ theo dõi bệnh nhân Covid
  • Các em bé 'Mèo Con' chào đời trong khoảnh khắc giao thừa
  • Mẹ mắc ung thư tuyến giáp nhưng vẫn sinh con khỏe mạnh sau 2 lần sảy thai
  • Xuất nhập khẩu tăng hơn 18 tỷ USD so cùng kỳ
  • Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh: Bộ Tài chính giảm 20
  • Nữ doanh nhân mỗi lần “tới tháng” bị đau như cây sắt đâm vào bụng
  • Nhà máy nhiệt điện Thăng Long “giải khát” năng lượng cho Việt Nam
  • CPI tháng 5 tăng vọt vì giá điện, giá xăng tăng
推荐内容
  • Khuyến khích doanh nghiệp Pháp đến Việt Nam hợp tác đầu tư, tận dụng lợi thế EVFTA
  • Suýt mất thận chỉ từ triệu chứng đau lưng, tê chân
  • Ngậm tăm sau ăn khiến người phụ nữ đau bụng suốt mấy ngày Tết
  • Giải pháp hỗ trợ trẻ giảm ho khan, ho gió, sổ mũi
  • Xử lý nghiêm đơn vị chây ì bảo hành QL1 và đường Hồ Chí Minh
  • Lý do đơn giản giúp người dân đảo Hawaii sống lâu nhất nước Mỹ