【bảng xếp hạng châu á】Thị trường ôtô, xe máy công nghiệp hỗ trợ việt Nam tiềm năng lớn
Triển lãm có quy mô hơn 10.000m2 với 450 gian trưng bày, Vietnam Autoexpo 2018 đã đem đến cái nhìn toàn cảnh về thị trường ô tô, xe máy và công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Không chỉ giới thiệu xe, hàng trăm gian trưng bày trong nước và quốc tế về công nghiệp phụ trợ, các loại phụ tùng, linh phụ kiện, bảo dưỡng, sửa chữa và đồ chơi ô tô, xe máy như: Dunlop, CNC Hà Nội, Daichi, camera Lets View, Yangmin, Vietmap; má phanh Elig, HJC, Motoworld, Fast Auto... cũng đã góp mặt tại triển lãm lần này. Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng là nội dung quan trọng của triển lãm nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng tốt, đây là tín hiệu thuận lợi để thị trường ô tô, nhất là các loại xe thương mại có cơ hội phát triển. Chính phủ có chủ trương xây dựng công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, cung cấp sản phẩm ô tô phục vụ nhu cầu nội địa, phấn đấu cung cấp phụ tùng, sản phẩm có chất lượng cao trong chuỗi sản xuất của thế giới. "Dự báo đến năm 2030 có khoảng hơn 400 nghìn đến hơn 800 nghìn ô tô mới gia nhập thị trường cùng với hàng chục triệu xe máy, xe đạp. Khi kinh tế tăng trưởng, số lượng phương tiện tăng cao cùng với chính sách của Chính phủ sẽ là điều kiện để ngành sản xuất ô tô, xe máy phát triển trong thời gian tới", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhìn nhận.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, nhiều chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ nói chung và công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy nói riêng đã được xây dựng và dần hoàn thiện. Hiện nay các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng đang được triển khai rất mạnh mẽ nhằm nâng cao năng lực, tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp.
Xuyên suốt thời gian diễn ra triển lãm, chương trình kết nối giao thương cũng được Ban tổ chức thực hiện nhằm kết nối xúc tiến giao lưu thương mại giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, giữa các nhà cung cấp với các nhà sản xuất, mua bán trao đổi khoa học công nghệ, thúc đẩy tiêu dùng, tăng cường hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội kinh doanh...
Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản
Vừa qua, Kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) tài trợ được tổ chức lần đầu tiên tại Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội (HIVC).
Kỳ thi này nhằm đánh giá kỹ năng nghề của người lao động dựa trên tiêu chuẩn nghề và phương pháp chấm điểm thống nhất theo Hệ thống đánh giá kỹ năng nghề Nhật Bản cho hai nghề tiện và phay, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Việt Nam cho các thi sinh vượt qua kỳ thi, hướng tới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cho Việt Nam.
Dự án Hợp tác kỹ thuật phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật tại Trường đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) do JICA tài trợ được thực hiện từ năm 2010-2013 và việc phái cử chuyên gia trực tiếp hỗ trợ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (từ tháng 9/2010 đến tháng 7/2018) đã đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp bằng việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực lành nghề cũng như xây dựng hệ thống đánh giá kỹ năng nghề - những yếu tố không thể thiếu cho sự nghiệp công nghiệp hóa ở Việt Nam.
Cụ thể, HIVC và HaUI là hai trong số 8 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được JICAhỗ trợ thực hiện đánh giá kỹ năng nghề cơ khí, điện, điện tử theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đào tạo đội ngũ đánh giá giáo viên, soạn đề thi và tổ chức thi. Ngoài ra, trong khuôn khổ các dự án Hợp tác kỹ thuật của JICA trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đã có tổng cộng 171 thí sinh vượt qua các kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề thí điểm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đồng thời bồi dưỡng được nhiều lao động có kỹ năng tương đương với trình độ kỹ năng nghề Nhật Bản.
Nhờ những thành tích đạt được cho đến nay, vào tháng 5/2018, HIVC đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp chứng nhận hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn Nhật Bản cho hai nghề tiện và phay và đồng thời được công nhận là Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho nghề tiện đầu tiên tại Việt Nam.
Tiếp sau HIVC, vào tháng 6, 7/2018, Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn Nhật Bản cũng dự kiến được thành lập tại HaUI cho hai nghề tiện và phay. JICAsẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp tại Việt Nam.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền tiếp công dân định kỳ
- ·Xây dựng gia đình hạnh phúc trong tình hình mới
- ·Sách là phương thuốc chữa lành tinh thần trong đại dịch?
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử
- ·HĐND thị xã Bình Long họp chuyên đề
- ·Thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Nỗ lực phục hồi kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Thực hiện tốt công tác tài nguyên, môi trường
- ·State President arrives in Lima, beginning official visit to Peru, attendance at AELW
- ·Ông Lê Thành Long giữ chức Phó Thủ tướng
- ·Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- ·Đại úy Phạm Ngọc Cảnh đam mê nghiên cứu, sáng tạo
- ·Nỗ lực chăm lo an sinh xã hội trong thời gian dịch bệnh
- ·Làm cộng tác viên dân số vì đam mê...
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa của tỉnh