【thứ hạng của macarthur fc】DN ủng hộ sửa đổi thuế Thu nhập doanh nghiệp
Khó phân loại,ủnghộsửađổithuếThunhậpdoanhnghiệthứ hạng của macarthur fc đánh giá DN
Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi Luật thuế TNDN nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DN nhỏ và vừa (DNNVV) ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Bộ Tài chính đang đưa ra 2 phương án: Phương án 1 là DN nhỏ áp dụng thuế suất 17%; DN siêu nhỏ áp dụng thuế suất 15%. Trong đó, tiêu chí xác định DNNVV được hưởng thuế suất ưu đãi chỉ áp dụng đối với DN nhỏ, DN siêu nhỏ như đang nêu tại Luật Hỗ trợ DNNVV (không áp dụng mức thuế suất 17% đối với DN vừa). Phương án 2 là áp dụng một mức thuế suất 17% đối với DNNVV, trong đó xác định tiêu chí DNNVV như quy định tại Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 nhưng nâng mức doanh thu làm căn cứ xác định DNNVV từ không quá 20 tỷ đồng/năm tại Luật số 32/2013/QH13 hiện hành lên 50 tỷ đồng/năm.
Nhận xét về 2 phương án này, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO cho rằng, Luật không nên áp dụng mức thuế suất TNDN khác nhau 15-17-20% theo quy mô doanh thu, lao động. Bởi phương án này vừa phức tạp mà lại không hợp lý, không có nhiều ý nghĩa thực tế, dễ bị gian lận, lợi dụng. Phương án này còn vô tình khuyến khích DN duy trì quy mô nhỏ, khó phát huy được lợi thế hiệu quả, cạnh tranh.
Hơn nữa, với quy định DN siêu nhỏ (là DN có tổng doanh thu năm dưới 3 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 15%, bà Đặng Thị Bình An, chuyên gia về thuế - hải quan của Công ty TNHH Tư vấn thuế C&A cho rằng, Bộ Tài chính nên đánh giá và khảo sát việc nộp thuế TNDN hiện nay, đối với các DN có doanh thu từ 20 tỷ đồng trở xuống có chia ra nhiều bậc, từ đó có quy định mức khoán cho những DN này phù hợp. Điều này sẽ có lợi cho việc thu ngân sách, tiết kiệm chi phí cho DN trong việc tổ chức kế toán và làm thủ tục giải thể DN, chi phí quản lý thuế.
Vấn đề được DN quan tâm nhất lại là cách xác định, phân loại đánh giá DN, bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức thuế mà DN phải đóng. Đại diện Công ty TNHH Khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo cho rằng, Bộ Tài chính nên xem xét lại quy định mức doanh thu 50 tỷ đồng/năm vẫn coi là hoạt động của DN nhỏ. Đại diện DN này đề nghị Bộ Tài chính nên phân loại lại chỉ tiêu đánh giá, phân loại DN theo Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 để từ đó đặt ra tỷ lệ thuế suất phù hợp.
Cần lộ trình cho khoản chi trả lãi vay vốn
Một điểm mới về tính thuế TNDN, Dự án Luật sửa đổi 5 luật thuế dự định đưa vào quy định về khoản chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu. Theo đó, chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu (5:1) đối với lĩnh vực sản xuất, vượt quá 4 lần vốn chủ sở hữu (4:1) đối với các lĩnh vực còn lại, riêng các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì tỷ lệ không quá 12 lần vốn chủ sở hữu thì không được tính vào chi phí được trừ vào thuế TNDN. Theo lý giải của Bộ Tài chính, Luật thuế TNDN hiện hành không có quy định khống chế khoản chi phí lãi tiền vay không được trừ vào chi phí đối với trường hợp khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu (tình trạng vốn mỏng, DN hoạt động chủ yếu dựa vào vốn đi vay, trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu rất ít). Trong khi thực tế nhiều DN có khoản vay vốn sản xuất kinh doanh vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu đã dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính của DN và cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến thu ngân sách.
Dẫn kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính cho biết, nhiều nước có quy định về vốn mỏng, theo đó lãi phải trả đối với phần vốn vay vượt quá tỷ lệ nhất định (tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu) không được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Cụ thể Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khuyến nghị áp dụng tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là 3:1 (có nghĩa vốn vay gấp 3 lần vốn tự có).
Về điều này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, việc khống chế tỷ lệ nợ vay/vốn sẽ ảnh hưởng đến những DN mà vốn chủ sở hữu không đủ để duy trì hoạt động kinh doanh, buộc DN chỉ có cách đi vay vốn. Khi có thêm một phần chi phí lãi vay không được khấu trừ thuế, DN tiếp tục đối mặt với khó khăn. Do đó, bà Cúc kiến nghị cần có lộ trình thực hiện (có thể là từ năm 2020) để tạo thuận lợi cho DN trong giai đoạn này.
Nhìn chung, việc sửa đổi Luật thuế TNDN đang được Bộ Tài chính dự thảo được cộng đồng DN ủng hộ, bởi điều này sẽ tạo thuận lợi cho DN hoạt động, cũng như phù hợp với những ưu đãi, chủ trương phát triển DNNVV mà Đảng và Nhà nước đã ban hành. Tuy nhiên, Dự thảo vẫn còn những quy định mà ban soạn thảo Luật cần cân nhắc trên cơ sở đánh giá thực tế hoạt động của DN, để quy định được áp dụng không gây ảnh hưởng tới tình hình tài chính của DN.
Theo Bộ Tài chính, Luật thuế TNDN hiện hành vẫn còn một số nội dung cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới như: Chưa có quy định khống chế chi phí được trừ đối với chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu (vốn mỏng) từ đó chưa đảm bảo bình đẳng giữa DN sử dụng vốn chủ sở hữu để kinh doanh với DN sử dụng vốn vay (chi phí lãi vay được tính vào chi phí), đồng thời không đảm bảo an toàn tài chính cho DN, nợ xấu gia tăng; chưa có rà soát và xác định các lĩnh vực, địa bàn cần tiếp tục ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển giai đoạn tới… Vì thế, dự án Luật sửa 5 luật thuế đang được Bộ Tài chính dự thảo sẽ được sửa đổi theo hướng điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp; đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn; bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế như: Hoạt động bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, hiện tượng “vốn mỏng” khi xác định chi phí… |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Từ hôm nay tạm dừng xuất khẩu thuốc phòng, chống COVID
- ·Lợi ích bất ngờ khi chăm chút bảo dưỡng thiết bị gia dụng
- ·Vĩnh Phúc: Đôn đốc, cưỡng chế thu hồi 2.300 tỷ đồng nợ thuế
- ·Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với MB
- ·Chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng: Hành trình còn gian nan?
- ·Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
- ·Tư vấn chính sách thuế: Hóa đơn điện tử hàng xuất khẩu không bắt buộc phải có mã số thuế người mua
- ·Đà Nẵng: Đến 2025, thủ tục hải quan thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/7: Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa rất to nhiều nơ
- ·Cục Thuế Bắc Giang thu ngân sách 11 tháng vượt 12,5% dự toán
- ·Mỗi ngày có hơn 400 doanh nghiệp thành lập mới
- ·Chấm dứt hoạt động một kho ngoại quan tại Bình Phước
- ·EVNNPT đốc thúc tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3 tại Hà Tĩnh
- ·Đấu giá 14 điện thoại Vertu, 11 đồng hồ hàng hiệu bị thu giữ
- ·Chính phủ đặt mục tiêu TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9
- ·Nâng cao năng lực công nghệ trong lĩnh vực năng lượng gió
- ·Giá vàng hôm nay 28/11: Vàng bán ra giá giảm mạnh
- ·Cân tính dư địa tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2023
- ·Thực thi EVFTA: Cấp 15.000 bộ C/O sang EU với kim ngạch 700 triệu USD
- ·Thu nộp ngân sách gần 760 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan