【giải vô địch quốc gia duc】Tranh luận về chính sách ưu đãi nhà ở cho sĩ quan quân đội
Quốc hội hôm nay thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi,ậnvềchínhsáchưuđãinhàởchosĩquanquânđộgiải vô địch quốc gia duc bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Một trong những nội dung thu hút sự tranh luận của nhiều đại biểu là quy định về phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Tại khoản 12 Điều 1, dự thảo luật quy định: Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về sĩ quan, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh lập kế hoạch phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, trình Thủ tướng phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Từ thiếu úy đến đại tá chưa chắc đã mua được nhà
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu lại quy định trên vì không phù hợp với Luật Nhà ở.
Điều 102 Luật Nhà ở về phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân quy định: Bộ trưởng Quốc phòng, Công an có trách nhiệm xác định nhu cầu nhà ở đối với các đối tượng trong ngành và gửi UBND cấp tỉnh để tổng hợp trong kế hoạch phát triển của tỉnh.
Ngoài ra, ông Hòa cũng đề nghị dự thảo luật nên thống nhất với Luật Đất đai về “đất để phát triển nhà ở xã hội”; “đất để phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang” không nên quy định khác.
“Về việc tách nhà ở xã hội riêng cho lực lượng vũ trang, tôi thấy không cần thiết, không phù hợp, không đúng theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật”, ông Hòa lưu ý.
Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (TPHCM) cho biết đã nghiên cứu rất kỹ Luật Nhà ở và dự luật này. Nếu điều chỉnh, bổ sung theo hướng thống nhất với Bộ Quốc phòng về quỹ đất và bàn giao quỹ đất cho Bộ hoặc thống nhất xây dựng nhà ở cho quân đội trên đất quốc phòng sẽ phù hợp.
Ông nêu thực tế hiện chưa có tỉnh thành nào làm nhà ở cho sĩ quan quân đội, chỉ cài xen vào trong nhà ở xã hội của địa phương nhưng cũng rất hạn chế.
“Lương cơ bản của sĩ quan cao hơn mức quy định về thu nhập của đối tượng được mua nhà ở xã hội, nhưng đời sống sĩ quan vẫn còn rất khổ, rất khó. Từ thiếu úy cho đến đại tá chưa chắc đã mua được nhà. Nếu không có chính sách đặc biệt ưu đãi về nhà ở thì không thu hút được những người có điều kiện phát triển vào quân đội”, ông Hoàng phân tích.
Phải tính chung trong toàn cuộc chứ không phải riêng một ai
Tranh luận với ý kiến trên, đại biểu Đồng Ngọc Ba (đoàn Bình Định) cho biết, khi làm Luật Nhà ở đã tính toán rất kỹ và đã có chính sách về nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân bên cạnh những đối tượng khác; đồng thời cũng đã quy định bố trí quỹ đất, nguồn vốn đầu tư và triển khai thực hiện.
“Lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có sĩ quan, nếu khó khăn về nhà ở thì có thể lựa chọn mua nhà ở xã hội thông thường hoặc mua nhà ở lực lượng vũ trang nhân dân, có nghĩa là rất thuận lợi và quy định đó hiện nay còn đang rất mới”, đại biểu tỉnh Bình Định nói.
Đại biểu Phạm Văn Hòa trao đổi thêm, sĩ quan quân đội cũng nằm trong đối tượng được xét nhà ở xã hội, nếu đối tượng nhà ở xã hội có nhà mà sĩ quan quân đội không có thì mới là bất hợp lý. “Mình phải tính chung trong toàn cuộc chứ không phải riêng một ai”, ông Hòa nhấn mạnh.
Theo ông Hòa, lập luận cho rằng "chính sách này để tạo điều kiện thu hút người vào quân đội" là không hợp lý. Bởi vì thực tế muốn thi vào các trường sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, cần điểm chuẩn rất cao, không kém gì ngành y dược. Điều đó cho thấy chế độ, chính sách của công an, quân đội có nhiều ưu đãi.
Cũng theo ông Hòa, quy định về nhà ở công vụ của quân đội có thể tách riêng, còn nhà ở xã hội thì phải quy định chung. “Nếu quỹ đất của địa phương mà bố trí riêng cho lực lượng sĩ quan quân đội thì tôi nghĩ địa phương không có khả năng”, ông Hòa lưu ý.
Kết luận phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra rà soát lại quy định về giải quyết nhà ở cho lực lượng vũ trang theo hướng đúng quy định của Luật Nhà ở, phù hợp với nhu cầu của quân đội, khả năng bố trí quỹ đất của từng địa phương và giao Chính phủ quy định chi tiết.
“Không phải địa phương nào cũng có đủ quỹ đất để bố trí cho cả lực lượng vũ trang của tỉnh và cả lực lượng vũ trang của Bộ trên một địa bàn”, ông lưu ý.
Tăng tuổi nghỉ hưu cấp tướng lên 62, cấp tá không lên tướng được
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho rằng, nếu tăng tuổi nghỉ hưu với sĩ quan cấp tướng lên 62 tuổi, mà cấp tá 58 tuổi đã nghỉ hưu thì cấp tá không lên cấp tướng được, trong khi trong lực lượng quân đội có rất nhiều cấp, chức vụ khác nhau.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 24/7/2024: Dự báo giảm lần thứ 3 liên tiếp
- ·Căng thẳng chưa được tháo gỡ, thị trường tiền ảo nín thở chờ đợi
- ·Lộ bằng chứng cho thấy Apple sẽ ra mắt 3 máy Mac mới vào tháng 3?
- ·Chủ tịch Viettel Tào Đức Thắng chính thức điều hành Viettel từ ngày 1/1/2022
- ·Căn hộ Destino Centro: 'Đắt khách' trong ngày đầu ra mắt
- ·Hơn 80% doanh nghiệp lạc quan năm 2019 sẽ tốt hơn
- ·CEO Khả Anh: Đặt mục tiêu hài lòng của khách hàng hơn lợi nhuận đơn thuần
- ·Doanh nghiệp ngành thép: Biên lợi nhuận giảm
- ·Đêm trăng trên đảo
- ·Có nên tin tưởng tính năng đo SpO2 trên smartwatch?
- ·Tổng Biên tập Báo Nhân Dân làm việc với tỉnh Long An
- ·Nông Súc Sản Đồng Nai tạm ứng cổ tức 100% bằng tiền mặt
- ·Big Tech Trung Quốc đầu tư mạnh vào metaverse
- ·BlackBerry bán bằng sáng chế thiết bị di động, nhắn tin trị giá 600 triệu USD
- ·Cho vay nặng lãi… hỏi cách thưa kiện ra tòa
- ·Mất nick Facebook vì thủ đoạn không ngờ
- ·Smartphone ngày càng đắt đỏ, công lớn của Apple
- ·Tù mù kế hoạch lợi nhuận của QNS
- ·Không giỏi 'chuyện ấy' bằng tình cũ, tôi bị chê
- ·Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở báo chí, xuất bản