会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lich thi dau bong da .com】Kho bạc Nhà nước cùng ngành Tài chính đẩy mạnh hoạt động dịch vụ công trực tuyến!

【lich thi dau bong da .com】Kho bạc Nhà nước cùng ngành Tài chính đẩy mạnh hoạt động dịch vụ công trực tuyến

时间:2024-12-23 20:38:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:172次
Kho bạc Nhà nước cùng ngành Tài chính đẩy mạnh hoạt động dịch vụ công trực tuyến
Dịch vụ công trực tuyến đã góp phần đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công, nhất là tại các tỉnh miền núi, có địa hình, đường sá đi lại khó khăn. Ảnh tư liệu
Mức độ khách hàng hài lòng với Kho bạc Nhà nước cao nhất từ trước đến nay Hệ thống Kho bạc Nhà nước "tăng tốc" chuyển đổi số Kho bạc Nhà nước lấy khách hàng làm trọng tâm để cải cách hành chính Kho bạc Nhà nước Hà Nam: Mức độ hài lòng của khách hàng là thước đo hoàn thành nhiệm vụ

Dịch vụ công trực tuyến giúp kiểm soát chứng từ nhanh hơn

Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) được KBNN triển khai trong toàn hệ thống từ năm 2018. Hiện KBNN đã cung cấp đủ 11 thủ tục hành chính lên DVCTT mức độ 4 và tích hợp toàn bộ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% đơn vị sử dụng ngân sách (trừ khối an ninh, quốc phòng) đã đăng ký tham gia DVCTT tại KBNN. Theo đó, hệ thống DVCTT của KBNN đã xử lý trên 99,6% tổng số chứng từ chi NSNN, giúp giảm chi phí hoạt động; tăng tính minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Dịch vụ công trực tuyến giúp việc đối chiếu, xác nhận chính xác số liệu

KBNN sử dụng DVCTT với chữ ký số đã tăng cường tính bảo mật, tránh giả mạo chữ ký, con dấu của đơn vị, giúp khách hàng cũng như KBNN có thể giám sát quá trình xử lý hồ sơ và kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Ngoài ra, việc DVCTT hỗ trợ lấy số liệu tự động trên TABMIS giúp việc đối chiếu, xác nhận số liệu của đơn vị giao dịch tại KBNN được chính xác, nhanh chóng, giảm thiểu sai sót trong quá trình đối chiếu, góp phần đảm bảo an toàn tiền, tài sản của Nhà nước.

Việc tăng cường giao dịch trên hệ thống DVCTT của KBNN đã tạo điều kiện giúp các đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, đồng thời, góp phần rút ngắn thời gian kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách. Đặc biệt, DVCTT đã góp phần đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công, nhất là tại các tỉnh miền núi, có địa hình, đường sá đi lại khó khăn. Theo báo cáo của KBNN, tính đến hết tháng 8 vừa qua, luỹ kế vốn đầu tư kiểm soát, thanh toán qua KBNN là 287.585,4 tỷ đồng, bằng 39,4% tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.

Đặc biệt, từ DVCTT, KBNN đã tập trung triển khai các dự án công nghệ thông tin (CNTT) như: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mới xây dựng theo mô hình kỹ thuật tập trung, nhằm mở rộng kênh thanh toán liên ngân hàng đến KBNN cấp huyện trên cơ sở tài khoản kho bạc duy nhất tại Ngân hàng Nhà nước; quy trình liên thông ứng dụng giữa DVCTT với Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và thanh toán liên ngân hàng đối với chi thường xuyên; chương trình thanh toán tự động với các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông…

Trong đó, việc triển khai liên thông giữa các ứng dụng phục vụ công tác kiểm soát chi, kế toán, thanh toán có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp giảm hơn 35% thời gian xử lý hồ sơ, chứng từ và khối lượng công việc cho công chức kiểm soát chi.

Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ công trong toàn ngành

Tại bản Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của KBNN, phát triển chính phủ số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Tài chính đã yêu cầu KBNN tiếp tục nâng cấp, mở rộng hệ thống DVCTT nhằm hoàn thiện, bổ sung các dịch vụ và tiện ích cho khách hàng giao dịch qua đa kênh như web, mobile. Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích khách hàng sử dụng DVCTT KBNN thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Đồng thời, ngày 8/7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1584/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp DVCTT của Bộ Tài chính năm 2024. Theo đó, Bộ Tài chính đề ra mục tiêu tiếp tục rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, loại bỏ các quy định không cần thiết, không còn phù hợp. Tới năm 2025 sẽ đảm bảo cắt giảm, đơn giản hoá ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/5/2020 theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đề ra mục tiêu 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tài chính được xác thực điện tử, ngoại trừ các dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của phát luật. Các đơn vị tổng cục thuộc Bộ hoàn thành tích hợp các DCVTT thuộc phạm vi quản lý của đơn vị lên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tài chính…

Cũng tại Quyết định này, Bộ Tài chính đã giao chỉ tiêu về cung cấp, sử dụng DVCTT năm 2024 đối với lĩnh vực KBNN. Cụ thể, 100% tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp DVCTT toàn trình; 100% tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính đực xử lý hoàn toàn trực tuyến và tối thiểu 90% tỷ lệ hồ sơ phát sinh trực tuyến.

Thực hiện các yêu cầu này, KBNN đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ thuộc Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030, đặc biệt, KBNN đang tăng cường ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong đó, trọng tâm là các dự án như: Hoàn thiện đề án nâng cấp TABMIS và các hệ thống ứng dụng liên quan để hình thành hệ thống thông tin ngân sách và kế toán nhà nước số (VDBAS); Xây dựng và triển khai thí điểm liên thông chi đầu tư xây dựng cơ bản (từ ĐTKB-GD - Chương trình quản lý, kiểm soát chi đầu tư qua KBNN sang TABMIS và Hệ thống thanh toán điện tử với ngân hàng); Xây dựng Chương trình quản lý văn bản điều hành tập trung của KBNN.

Cùng với đó, hệ thống KBNN cũng sẽ tiếp tục vận hành hệ thống DVCTT hoạt động ổn định; tiếp nhận, giải quyết kịp thời 100% yêu cầu hỗ trợ cho các đơn vị, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị tác nghiệp nhanh chóng trên các hệ thống ứng dụng CNTT; hỗ trợ các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện giao dịch chi ngân sách nhà nước qua DVCTT. Đồng thời, KBNN cũng nâng cấp và mở rộng chức năng hệ thống DVCTT.

Có thể thấy, với việc triển khai thành công DVCTT và mở rộng các ứng dụng trên DVCTT, KBNN đã và đang tạo rất nhiều thuận lợi cho các đơn vị giao dịch trong việc tiếp cận nhanh nguồn vốn ngân sách, đồng thời góp phần vào việc đẩy mạnh các hoạt động DVCTT của ngành Tài chính nói chung.

Nâng cấp hệ thống dịch vụ công trực tuyến để thêm nhiều tiện ích

Chủ trì Hội nghị chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người", trong đó, việc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, các cấp, các ngành phải khẩn trương vào cuộc, bởi vì "việc không đợi người".

Đối với ngành Tài chính, ứng dụng mạnh mẽ công tác chuyển đổi số, nâng cấp để phục vụ tốt hơn chất lượng DVCTT là thế mạnh của ngành nhiều năm qua.

Giao dịch điện tử và cung cấp DVCTT vừa là xu thế tất yếu, vừa là yêu cầu tiên quyết mà các bộ, ngành, địa phương cần đạt được nhằm hướng đến một Chính phủ điện tử toàn diện, nhằm tăng cường tính minh bạch hóa, cải cách hành chính và hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước đối với quản lý xã hội.

Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho đơn vị giao dịch, nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ và tăng cường tiện ích phục vụ công tác quản lý của lãnh đạo KBNN các cấp, KBNN đã đưa ra kế hoạch lâu dài trong việc nâng cấp hệ thống DVCTT. Theo kế hoạch này, sẽ thực hiên cung cấp DVCTT cho khách hàng qua đa kênh, bao gồm cả kênh mobile; xây dựng và triển khai phân hệ lưu trữ điện tử đối với hồ sơ kiểm soát chi được thực hiện qua DVCTT. Đồng thời, hoàn thiện, tăng cường bảo mật thông qua công nghệ sinh trắc học đảm bảo người kiểm soát thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, ngăn chặn tình trạng làm thay, làm giúp dẫn tới mất an toàn tiền, tài sản của Nhà nước.

Với kế hoạch nâng cấp và hoàn thiện hệ thống DVCTT, KBNN kỳ vọng DVCTT tiếp tục là một trong các kênh tiếp nhận thông tin để đánh giá hiệu quả cung cấp dịch vụ công của KBNN một cách khách quan, giúp KBNN cải thiện chất lượng, phục vụ các tổ chức, cá nhân ngày càng tốt hơn.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Hội nghị Trung ương 6: Hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng và phức tạp
  • Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ vượt dự báo
  • H&M chuẩn bị đưa vào hoạt động cửa hàng thứ 2 tại Hà Nội
  • Lan tỏa truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' qua ca cổ, chặp cải lương
  • Việt Nam có thể mở các chuyến bay đến Quảng Châu, Đài Loan, Seoul, Tokyo, Lào
  • Kiến nghị TCT Đường sắt nộp về ngân sách hơn 131 tỷ đồng
  • Phát huy tính sáng tạo nghệ thuật qua những bước nhảy 'Nhịp sống trẻ'
  • Chứng khoán Mỹ không thay đổi nhiều khi tính theo tuần
推荐内容
  • Khai mạc Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm 2022
  • Tiền lương của cán bộ, công chức sẽ có nhiều thay đổi từ 1/7/2022
  • Dự án Victoria Village tung gói ưu đãi hấp dẫn để kích cầu
  • Không nhắm được mắt khi ngủ vì lạm dụng 'dao kéo'
  • Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch Covid
  • Nền kinh tế số toàn cầu dự báo đạt 16.500 tỷ USD năm 2028