【truc tiêp bong da hom nay】Giá taxi ở Việt Nam cao gần gấp đôi Singapore
Thông tin trên được ông Nguyễn Tiến Thoả,átaxiởViệtNamcaogầngấpđôtruc tiêp bong da hom nay Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hội thẩm định giá Việt Nam cho biết tại Tọa đàm “Giá cước vận tải và quyền lợi của người tiêu dùng” được tổ chức ngày 8/9 tại TP.HCM.
Tại Tọa đàm này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) cho rằng, người tiêu dùng đang chịu nhiều thiệt hại khi các doanh nghiệp không chịu giảm giá cước vận tải, mặc dù giá xăng dầu, một yếu tố cấu thành quan trọng trong giá cước vận tải (chiếm tới 25% - 35%) đã giảm 5 lần liên tiếp (khoảng 16,73%) trong 3 tháng vừa qua. Qua đây, các diễn giả đều cho rằng “Cạnh tranh bình đẳng là liều thuốc tốt nhất cho căn bệnh neo giá cước vận tải hiện nay ở nước ta”.
Giá xăng giảm, giá cước vận tải không giảm, người tiêu dùng thiệt kép
Dẫn lại tính toán của các chuyên gia, ông Hùng cho biết, chi phí xăng dầu hiện đang chiếm tới 25% - 35% cước vận tải. Chính vì vậy khi giá xăng dầu biến động thì giá cước vận tải biến động theo cũng là điều hiển nhiên. Nhưng có một nghịch lý ở nước ta là khi giá xăng dầu tăng thì giá cước vận tải tăng theo rất nhanh, nhưng khi giá xăng dầu giảm thì giá cước vận tải lại không giảm hoặc giảm rất chậm.
Từ 28/7/2014 đến 21/1/2015, sau 14 lần liên tục giảm giá, ở thời điểm ngày 21/1/2015, giá xăng RON 92 chỉ còn 15.677 đồng/lít, giảm 9.963 đồng so với trước khi điều chỉnh giá ở thời điểm 28/7/2014. Như vậy, giá xăng đã giảm gần 39%.
“Xăng giảm sâu như vậy, lẽ ra giá cước vận tải cũng phải giảm tương ứng, có như vậy mới bảo đảm công bằng đối với người tiêu dùng vì họ đã từng chia sẻ với ngành vận tải khi giá xăng dầu tăng, giá cước vận tải cũng tăng theo. Tuy nhiên giá cước vận tải vẫn “án binh bất động”. Không những thế, cước vận tải lại là một trong những chi phí đầu vào của sản xuất, kinh doanh, vin vào đó, giá cả hàng loạt hàng hóa có liên quan cũng “dẫm chân tại chỗ”, ông Hùng bức xúc.
Mặc dù giá xăng đã nhiều lần giảm nhưng giá cước vận tải vẫn đang 'đứng im'
Gần đây nhất ngày 3/9, xăng RON 92 giảm giá 1.198 đồng/lít, giá bán xuống mức 17.338 đồng/lít; xăng E5 giảm giá xuống còn 16.843 đồng/lít; dầu diesel 0.05S xuống còn 13.310 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S xuống còn 9.351 đồng/kg. Như vậy, trong năm nay, kể từ khi lập đỉnh 20.711đồng/lít vào ngày 19/6/2015, sau 5 lần giá xăng dầu giảm liên tiếp, nhưng giá cước vận tải vẫn hầu như không nhúc nhích, nhiều hãng taxi hầu như vẫn giữ nguyên giá cước.
Lý giải cho sự chậm trễ giảm giá cước, các hãng vận tải thường đưa ra nhiều nguyên nhân như: khi giá xăng dầu tăng, cước taxi không tăng, nên khi giá xăng đầu giảm, thì cước taxi chưa thể giảm; việc cài lại đồng hồ phức tạp, tốn kém; bổ sung dịch vụ để bù vào; cần chờ đúng quy trình, thời gian để tính toán…
Tuy nhiên, vị này cho rằng, cách giải thích này thiếu sức thuyết phục bởi trên thực tế rất ít trường hợp xăng dầu tăng giá nhưng giá cước không tăng. Việc chi phí đầu vào giảm nhưng giá cước không giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng đã vậy, người tiêu dùng còn bị thiệt kép khi giá cả những mặt hàng liên quan khác cũng vin vào đó để “neo giá”.
Giá cước taxi ở Việt Nam cao hơn so với Singapore
Theo lý giải của ông Nguyễn Tiến Thoả, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hội thẩm định giá Việt Nam, giá cước vận tải ô tô có yếu tố đầu vào cơ bản là xăng - dầu: Chi phí xăng chiếm khoảng 25% - 35% trong giá thành cước vận tải ô tô đối với loại phương tiện sử dụng xăng; chi phí dầu diesel chiếm khoảng 35% - 45% trong giá thành vận tải ô tô đối với loại phương tiện sử dụng dầu diesel.
Từ đầu năm đến nay giá xăng dầu đã có 4 lần tăng và 8 lần giảm (trong đó có 1 lần chỉ giảm giá dầu) làm tác động mạnh đến giá vận tải; về cơ bản khi giá xăng dầu tăng các doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng giá cước cho phù hợp, nhưng khi giá xăng dầu giảm thì các doanh nghiệp không giảm giá cước kịp thời, thậm chí có những doanh nghiệp viện dẫn nhiều lý do để không giảm giá.
Giá taxi Việt Nam cao gần gấp đôi Singapore
So với mức giá trước ngày 4/7 thì xăng đã giảm: 16,3%, dầu diesel giảm: 17,21% và theo tính toán của ông Nguyễn Tiến Thoả, khi xăng dầu giảm mà các yếu tố cấu thành giá khác trong khoảng 2 tháng qua không có biến động tăng thì giá cước vận tải sẽ giảm được như sau: Đối với xe chạy xăng, chi phí xăng chiếm 25% - 35%, giá cước vận tải sẽ giảm được 4,1% - 5,7% tùy loại xe. Ví dụ: Ở Hà Nội, nếu giá cước taxi khoảng 11.000đ – 12.000đ/km thì sẽ giảm được khoảng 448đ – 685đ/km; ở TP Hồ Chí Minh, nếu giá cước taxi khoảng 14.500đ – 15.500đ/km thì sẽ giảm được khoảng 591đ – 884đ/km.
Đối với xe chạy dầu: Chi phí dầu chiếm khoảng 35% - 45%, giá cước vận tải sẽ giảm được 6% - 7,75%. Ví dụ: Nếu giá cước vận tải hành khách hiện nay khoảng 550đ/km thì sẽ giảm được khoảng 33.17đ – 42,64đ/km. Với tuyến đường khoảng 150km, với giá vé khoảng: 82.500đ/vé sẽ giảm được: 4975 đ – 6.397 đ/vé.
Theo đó, vị này cho biết, giá cước taxi ở Việt Nam hiện đang cao hơn đáng kể so với các nước khác trong khu vực. Cụ thể: Giá cước taxi trung bình ở Bangkok, Thái Lan là 3.800đ/km (6 bath), Manila, Philippines: 5.700đ/km (11,93 peso), Jakarta, Indonesia 6.300đ/km (4.000 rupiah) và thậm chí ở Singapore cũng chỉ 8.700đ/km (0,55S$).
“So với giá cước tại Singapore, một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, thì giá cước taxi tại Hà Nội (dao động từ 11.000 đồng đến 13.900 đồng/km) đang cao hơn từ 26.4% đến 60% và ở thành phố Hồ Chí Minh (từ 14.500 đến 15.500 đồng/km) đang cao hơn tới 66.7% đến 78.2%”, ông Thỏa thông tin.
Từ những tồn tại này, để hạ nhiệt giá cước vận tải, theo ý kiến của các chuyên gia, bên cạnh các biện pháp hành chính đang thực hiện, như kê khai giá cước vận tải, Nhà nước cần có cách tiếp cận mang tính thị trường.
Bà Phạm Quế Anh, Giám đốc Tổ chức Tín thác và Đoàn kết vì người tiêu dùng khuyến nghị: “Để thúc đẩy cạnh tranh, Việt Nam cần tạo ra một thị trường vận tải mở với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hay loại hình vận tải mới. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy liều thuốc ‘cạnh tranh’ mới là giải pháp triệt để nhằm giảm giá cước vận tải” .
Trong khi đó, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia khẳng định, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả của ngành vận tải là một xu hướng tất yếu và đang được Nhà nước hết sức khuyến khích phát triển. Vì vậy, gần đây, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ đề nghị cho phép triển khai Đề án thí điểm GrabCar.
“Tôi tin rằng, những phần mềm ứng dụng này sẽ giúp tăng hiệu quả trong điều hành và quản lý vận tải, giảm tỷ lệ xe rỗng chạy trên đường, qua đó, giảm được chi phí vận hành và cước phí cho người tiêu dùng”, ông Hùng tin tưởng.
Giá xăng giảm, cước vận tải lặng thinh
(责任编辑:World Cup)
- ·Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp lãnh đạo chủ chốt
- ·Động lực mới cho quan hệ Việt Nam
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2019: Thuận lợi nhưng không chủ quan
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·Ra mắt bộ sách Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·Khúc tráng ca chiến thắng
- ·Đề xuất có cơ chế đặc thù để “siêu ủy ban” hoạt động hiệu quả
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Thủ tướng, Quyền Chủ tịch nước gửi điện thăm hỏi Tổng thống Indonesia
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Đảng Cộng sản Mỹ: Chế độ XHCN là ưu việt trong cuộc chiến chống Covid
- ·Lãnh đạo các nước chia buồn việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
- ·Khơi thông nguồn lực, chính sách đặc thù cho lĩnh vực văn học, nghệ thuật
- ·Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- ·Thủ tướng, Quyền Chủ tịch nước gửi điện thăm hỏi Tổng thống Indonesia
- ·Bộ máy chính quyền thành phố Thủ Đức hoạt động từ 22/1
- ·Chương trình về nguồn Qua miền Tây Bắc
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Tàu hải quân Canada treo cờ rủ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang