【ketqua ngoai hang anh】Xã hội hóa dịch vụ công: Để tư nhân và tổ chức phi chính phủ cùng đảm nhiệm
Giảm bớt gánh nặng đầu tư từ ngân sách
Trong những năm qua,ãhộihóadịchvụcôngĐểtưnhânvàtổchứcphichínhphủcùngđảmnhiệketqua ngoai hang anh Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai các chính sách khuyến khích XHH trên phạm vi cả nước. Các nội dung chính bao gồm: Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế, pháp luật và chính sách nhằm đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích XHH DVC; hoàn thiện thể chế về cơ cấu và phương thức đầu tư của ngân sách nhà nước cho phát triển DVC; phát triển thị trường DVC; tăng cường vai trò của Nhà nước, hoàn thiện các công cụ quản lý và kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Các chính sách này đã đi vào đời sống và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, đến năm 2016 đã có trên 8.000 dự án đầu tư trong lĩnh vực XHH được cấp giấy phép đầu tư, đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư đăng ký thực hiện trên 132.000 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, chính những hành động này bước đầu đã thay đổi nhận thức của xã hội trong việc sử dụng các dịch vụ sự nghiệp công do đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng. “Chính sách đã thúc đẩy XHH dịch vụ sự nghiệp công, thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công. Nhìn chung các dự án XHH hoàn thành đưa vào sử dụng bảo đảm hoạt động đúng mục tiêu đã cam kết và phát huy hiệu quả, giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, giảm bớt gánh nặng đầu tư từ ngân sách”, ông Phạm Văn Trường nhận định.
Đáng chú ý, theo đại diện Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, những chính sách này đã thu hút được các thành phần kinh tế cùng với ngân sách nhà nước tham gia đầu tư vào các lĩnh vực cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Đồng thời, mở rộng việc áp dụng kỹ năng quản lý, quản trị tiên tiến của các thành phần kinh tế trong hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, góp phần tăng nhanh về quy mô, số lượng, đa dạng hóa các loại hình và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ cho xã hội.
Nhà nước chỉ cung ứng dịch vụ tối cần thiết
Mặc dù việc khuyến khích XHH DVC đã đem lại những kết quả nhất định, nhưng theo phản ánh của các địa phương, việc thực hiện chính sách XHH còn nhiều vướng mắc và cần phải khắc phục trong thời gian tới. Đơn cử như việc, hiện nay, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các địa phương chưa ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn triển khai cụ thể về XHH. Các chính sách liên quan đến hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho chủ đầu tư chưa được thực hiện đầy đủ tại các địa phương.
Bên cạnh đó, hiện đang có nhiều cách hiểu khác nhau về xác định cơ sở XHH, cách thức áp dụng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở XHH dẫn đến việc thực hiện các chính sách khuyến khích XHH gặp nhiều khó khăn và áp dụng không thống nhất giữa các địa phương, đặc biệt trong việc xác định các chính sách ưu đãi về thuế Thu nhập doanh nghiệp. Mức độ phổ cập XHH trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công là không đồng đều, thường chỉ tập trung ở một số lĩnh vực, loại hình dễ thu lợi nhuận và tập trung ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.
Đáng lưu ý, công tác báo cáo về tình hình triển khai và kết quả thực hiện còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu. Nhiều bộ, ngành, địa phương báo cáo chậm so với thời gian quy định, số liệu báo cáo không đầy đủ.
Theo ông Phạm Văn Trường, để thúc đẩy XHH DVC cần phân định rõ phạm vi DVC thuộc trách nhiệm Nhà nước phải đầu tư và DVC có thể thực hiện XHH thông qua tái cơ cấu danh mục DVC, trong đó tái cơ cấu DVC phải gắn với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Cùng với đó, cần xác định thứ tự ưu tiên đầu tư của ngân sách nhà nước cho từng loại hình DVC thuộc phạm vi quản lý. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư của ngân sách nhà nước cho từng loại hình DVC cụ thể là nội dung vô cùng quan trọng trong đổi mới đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhà nước chỉ nên cung ứng những DVC tối cần thiết mà chỉ có Nhà nước mới có đủ cơ sở pháp lý và nguồn lực thực hiện. Những DVC khác nên thực hiện XHH thông qua việc cho phép tư nhân và các tổ chức phi chính phủ đảm nhận.
Đặc biệt, ông Phạm Văn Trường cho rằng, cần đổi mới phương thức đầu tư của ngân sách nhà nước cho DVC thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Trong đó, cần tăng dần tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên cho cung ứng DVC. Đồng thời, cần thay đổi cơ bản phương thức cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước cho DVC. Từng bước chuyển từ việc giao dự toán chi thường xuyên sang hình thức Nhà nước đặt hàng, đấu thầu cung cấp DVC.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Nỗi đau đớn của người mẹ có một con trầm cảm, một con ung thư không tiền điều trị
- ·Malaysia: Khuyến khích du khách sử dụng MACS
- ·Bé Nguyễn Văn Tiến bị ung thư máu đã qua đời
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·Kiểm soát giao nhận các loài động thực vật hoang dã
- ·Cậu bé bệnh thận tha thiết xin được về vì cha mẹ vay nợ quá nhiều
- ·10 năm ngày ra đời đồng euro
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·LHQ thông qua nghị quyết lên án trấn áp tại Syria
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·LHQ ca ngợi về sự phục hồi thần kỳ của Nhật Bản
- ·Ngoài quần bò, chúng tôi mong thủ tục không bị 'rùa bò'
- ·Bé Lê Trần Yến Vy được bạn đọc giúp đỡ chi phí thay màng lọc
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Bầu cử Tổng thống Nga 2012: Như tấm gương phản chiếu...
- ·Cậu bé bệnh thận tha thiết xin được về vì cha mẹ vay nợ quá nhiều
- ·Sôi động Giải chạy Nagakawa 'Khỏe để lập nghiệp và giữ nước'
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·Bị bỏng cồn nặng, bé gái 5 tuổi cần giúp đỡ khẩn cấp