【bang xep hang bong da ha lan】Quan hệ Trung
Quan hệ Trung-Nhật đã gặp phải nhiều trắc trở trong những năm gần đây. Nhật Bản có tâm lý lo ngại sâu sắc, coi Bắc Kinh là mối đe dọa tiềm ẩn khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới. Chính quyền Tokyo đã bắt đầu theo bước chân của Mỹ nhằm làm nổi bật sự tồn tại của Nhật Bản. Đây là lý do chính khiến quan hệ Trung-Nhật xấu đi.
Nhưng thời đại thay đổi, tình hình cũng thay đổi. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump không chỉ từ bỏ chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của người tiền nhiệm Barack Obama mà còn từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mặc dù ông Trump đã đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với phạm vi lớn hơn, nhưng chiến lược này không có nội dung thực chất. Vì vậy, TPP đã biến thể thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với sự tham gia của 11 nước, trong đó có Nhật Bản, nhưng thiếu Mỹ chẳng khác gì thiếu đi thực lực của ván bài địa kinh tế. Quan trọng hơn, nội hàm của quan hệ liên minh quân sự Mỹ-Nhật cũng đang yếu đi và trở nên thực dụng hơn. Dù Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhiều lần thể hiện với Tổng thống Trump, song mối liên minh Mỹ-Nhật sẽ không còn được như ở thời kỳ Obama.
Về thương mại, Mỹ không chỉ coi Nhật Bản là một “nước thao túng tiền tệ” chính mà còn không cho Nhật Bản được hưởng ưu đãi miễn trừ thuế quan trong “biện pháp 232” (thuế nhập khẩu bổ sung). Điều quan trọng, trong bối cảnh triển vọng tươi sáng về tái thống nhất bán đảo Triều Tiên và các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ lần lượt có các cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Nhật Bản lại hoàn toàn bị gạt ra ngoài lề vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Trong bối cảnh này, chính quyền Abe tìm cách điều chỉnh thích hợp trong quan hệ với Bắc Kinh cũng là điều dễ hiểu.
Hiện cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ vẫn tiếp diễn, kinh nghiệm lịch sử và thực tế cho thấy mục tiêu tiếp theo của Mỹ trong cuộc chiến thương mại có thể là Nhật Bản. Do vậy, Trung Quốc và Nhật Bản cần xây dựng quan hệ hợp tác kiểu mới.
Xóa bỏ những rào cản chính trị, những vấn đề lịch sử phức tạp và những trở ngại thực tế, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên xuất hiện những bước ngoặt, ba nước Đông Bắc Á nhiều khả năng sẽ đạt được sự hội nhập năng động nhất và có thế mạnh nhất toàn cầu. Mặc dù Mỹ là một nhân tố bất định, ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Nhật cũng như quan hệ địa chính trị và kinh tế ở Đông Bắc Á, sự phục hồi quan hệ Trung-Nhật sẽ giúp ổn định cục diện chung ở Đông Bắc Á.
(责任编辑:World Cup)
- ·PM to visit Laos, co
- ·Đà Nẵng: Gần 4000 tỷ đồng đầu tư Khu phức hợp đô thị, thương mại cao tầng Phương Trang
- ·Công ty Vạn Phát Hưng “vướng” nhiều sai phạm tại Khu dân cư Nhơn Đức
- ·Hướng tới mục tiêu khống chế, loại trừ bệnh dại
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Israel phát hiện biến thể mới EG.5.1 của virus SARS
- ·5 tiêu chí khẳng định phân khu cao cấp Ruby – Vinhomes Smart City đạt chuẩn quốc tế
- ·Thừa Thiên Huế: Khởi công căn hộ cao cấp De 1st Quantum
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Chấn chỉnh khám, chữa bệnh nhân đạo
- ·Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- ·The Matrix One: Sức hút từ cảnh quan độc đáo
- ·Seoul Ecohome chính thức ra mắt tiểu khu Thịnh Vượng
- ·Cưỡng chế 13 biệt thự Ocean View Nha Trang sai phép: Bó tay trước hành vi nhờn pháp luật
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Tranh chấp tại Cocobay Đà Nẵng: Ngân hàng cùng chủ đầu tư bắt tay gỡ khó
- ·Đẩy mạnh phòng, chống xâm hại, bạo hành trẻ em
- ·Người Bắc Ninh cần gì?
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Bình Dương có 25 cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe