【keo inter】Thắt chặt tương tác giữa chính quyền và doanh nghiệp
Đảm bảo một môi trường kinh doanh bình đẳng
Tính đến cuối năm 2015,ắtchặttươngtácgiữachínhquyềnvàdoanhnghiệkeo inter tổng số doanh nghiệp đăng ký trong tỉnh là 10.938, vốn đăng ký 126.627 tỷ đồng. Năm 2015, số doanh nghiệp thành lập mới đã tăng trở lại là 1.135 doanh nghiệp, tăng 33% so với năm trước.
Những kết quả đạt được trong năm 2015 của Quảng Ninh có sự đóng góp hết sức quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Bên cạnh việc đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, các doanh nghiệp còn tích cực tham gia vào công tác xã hội từ thiện, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ, tham gia tổ chức các sự kiện chính trị lớn của tỉnh.
Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định trong năm 2016, bên cạnh sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp cũng như sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, thì vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã, đang và sẽ đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh giữ vị trí đặc biệt quan trọng; sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn chính là năng lực cạnh tranh của tỉnh, quyết định sự phát triển bền vững của địa phương.
Với phương châm: “Hiệu quả của doanh nghiệp chính là sự phát triển của tỉnh”, thời gian qua, Quảng Ninh đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ, tìm giải pháp tháo gỡ để hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và phát triển ổn định. Trên 100 vấn đề đã được doanh nghiệp gửi đến Hội nghị Gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó các kiến nghị chủ yếu tập trung vào những vấn đề liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch, thuế, thuê đất, định giá đất, vốn, lao động thuộc các lĩnh vực giao thông, du lịch, an ninh trật tự, thương mại dịch vụ…
Giải tỏa những kiến nghị “nóng”
Về vấn đề các doanh nghiệp ngành Than yêu cầu tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác kết hợp giữa chính quyền các địa phương với các đơn vị thành viên của Tập đoàn TKV trong việc tuần tra kiểm soát, bảo vệ tài nguyên, khai trường, ranh giới mỏ; đại diện Sở Công Thương cho biết, Sở đã tăng cường phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh than trái phép; xử lý dứt điểm các vị trí có nguy cơ tái diễn khai thác than trái phép trên địa bàn huyện Hoành Bồ; làm tốt công tác quản lý, phối hợp thẩm định cấp phép các dự án tại khu vực có tài nguyên than, kiểm soát chặt chẽ đối với những khu vực có dự án xây dựng công trình, đầu tư trang trại, dự án khai thác đất san lấp, cải tạo phục hồi môi trường trong ranh giới các mỏ than. Bên cạnh đó, tiến hành ký Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, trao đổi thông tin để kiểm tra, kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh than giữa tỉnh Quảng Ninh với TP.Hải Phòng, các tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn với Tập đoàn TKV và Tổng công ty Đông Bắc.
Đối với kiến nghị của Hiệp hội Du lịch yêu cầu xem xét lại các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của tàu, chủ tàu…; tiềm ẩn những nguy cơ tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư kinh doanh, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long; Sở Giao thông vận tải khẳng định: Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ làm việc với Bộ Giao thông vận tải và Cục Quản lý văn bản - Bộ Tư pháp để báo cáo Chính phủ cho phép thực hiện quy định về thời hạn hoạt động động của tàu trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Việc ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long (dự kiến sẽ được ban hành vào ngày 1/4/2016 và được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và hướng dẫn cho các chủ tàu thực hiện) sẽ giúp các doanh nghiệp định hướng phát triển; các chủ tàu có tàu đang hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long sẽ đảm bảo quyền lợi được đóng mới thay thế tàu cũ theo kế hoạch; với các tàu đã và đang đóng dở, tiếp tục được hoàn thiện và được lưu hành theo Quyết định số 3636/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 đã ban hành.
Hiệp hội các doanh nghiệp thị xã Đông Triều nêu ý kiến: UBND tỉnh nên xây dựng cơ chế chính sách trên cơ sở quy định của Trung ương để làng nghề được hưởng các chế độ bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống gắn với các điểm dừng chân du lịch của tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết : Kế hoạch xây dựng quy hoạch làng nghề với quy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ hợp lý đủ sức cạnh tranh, thích hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái, bảo vệ môi trường; gắn hoạt động kinh tế của làng nghề với hoạt động dịch vụ du lịch và bảo tồn phát triển văn hoá truyền thống đã được Sở đưa và đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tại Quyết định 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh. Theo đó, mô hình “du lịch làng nghề”, “du lịch làng quê” được triển khai thành công tại thị xã Đông Triều (làng nghề gốm sứ và làng quê Yên Đức) làng nghề đan ngư cụ Hưng Học Nam Hòa thị xã Quảng Yên… Hiện nay đã xây dựng 2 trung tâm trưng bày và giưới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh và một số huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đang tiến hành triển khai xây dựng.
Các đề xuất khác của Hội Văn hóa doanh nhân TP.Uông Bí, Công ty TNHH MTV lâm sản Hồng Nhung, Công ty TNHH Phát Lộc “xoáy” vào vấn đề: Thời gian vừa qua, có rất nhiều dự án lớn đang triển khai trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên nhiều dự án do các nhà thầu ngoài tỉnh đảm nhiệm. Các DN trong tỉnh không có cơ hội tham gia vào các dự án này, kể cả dưới hình thức nhà thầu phụ. Sở Kế hoạch và Đầu tư đưa ra giải pháp: Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ động tăng cường liên danh với các nhà thầu khác. Hiện nay, đối với những gói thầu đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp hay yêu cầu cao về năng lực tài chính nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đủ năng lực, kinh nghiệm để tham gia mà chỉ có thể là thầu phụ. Với vai trò thầu phụ thì khối lượng công việc thực hiện rất ít, giá cả thường bị các nhà thầu chính khống chế, không có quyền chủ động trong công việc, không được chủ đầu tư đánh giá cao về kinh nghiệm. Do vậy, giải pháp tốt nhất là liên danh trong đấu thầu. Cần lưu ý, trước khi tham gia liên danh đấu thầu các bên sẽ ký hợp đồng liên danh để phân chia rõ phạm vi công việc, khối lượng thực hiện, trách nhiệm, quyền lợi mà mỗi thành viên liên danh đảm nhận tương ứng với năng lực và kinh nghiệm của mình.
Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc: “Tất cả những vấn đề doanh nghiệp còn vướng mắc, cần có ý kiến góp ý với tỉnh có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại, gửi tin nhắn hoặc địa chỉ email của lãnh đạo tỉnh hay cá nhân Bí thư Tỉnh ủy tại hòm thư: [email protected]”. |
Lời hứa của lãnh đạo tỉnh
Trong phạm vi thời gian có hạn của Hội nghị, còn rất nhiều thắc mắc chưa được gỡ ngay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, doanh nhân đã ấm lòng trước lời khẳng định của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc: “Yêu cầu UBND tỉnh trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp trước ngày 10/4/2016. Việc gì tháo gỡ được phải làm ngay, việc gì chưa giải quyết được phải có lộ trình cụ thể. Để sự tương tác giữa chính quyền với doanh nghiệp luôn trôi chảy, thông suốt và hiệu quả, các nhà đầu tư, doanh nhân có thể trực tiếp gửi văn bản, ý kiến của mình về các cơ quan chức năng cũng như qua hòm thư điện tử của lãnh đạo tỉnh đã được công khai trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh”.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp, doanh nhân tham dự hội nghị |
Cởi mở với các doanh nghiệp, doanh nhân tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long nhấn mạnh: “Tỉnh Quảng Ninh cam kết tiếp tục chỉ đạo cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh; luôn sát cánh và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, doanh nhân phát huy tối đa tài năng, trí tuệ và năng lực sản xuất kinh doanh của mình làm giàu chính đáng, xây dựng và phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, bền vững”.
Nhất quán với quan điểm kinh tế tư nhân là chủ đạo, doanh nghiệp, doanh nhân chính là nguồn lực phát triển của tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc cho rằng, các ý kiến đưa ra tại Hội nghị cũng như bằng văn bản đều rất xác đáng, cần thiết. Đối với đề xuất thành lập Bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tư, Bí thư Tỉnh ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nghiên cứu, sớm có báo cáo đề xuất với Thường trực Tỉnh ủy. Với đề xuất về cơ chế riêng trong bán xăng dầu cho các tàu nước ngoài trên Vịnh Hạ Long, giao Cục Hải quan tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp, báo cáo tỉnh để sớm làm việc với Bộ Tài chính…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- ·VN Party chief visits Laos’ Bolikhamsai province
- ·Việt Nam, Laos news agencies agree on stronger coordination
- ·VN, New Zealand agree to step up trade
- ·Giá heo hơi hôm nay 21/11/2023: Khởi sắc, có nơi tăng đến 3.000 đồng/kg
- ·Party leader lauds scientists' proposals
- ·Việt Nam, India to tighten parliamentary ties
- ·Prime Minister greets incoming ambassadors
- ·Giá xăng RON95 tiếp tục giảm về mức hơn 23.000 đồng/lít
- ·More than 4,000 offenders to receive amnesty this year
- ·Dự báo giá xăng dầu: Có thể tăng từ 200
- ·Việt Nam considers Japan a prime partner: Party chief
- ·NA Chairwoman meets Indian communist leader
- ·Party decides to discipline officials
- ·Giá heo hơi hôm nay 23/8/2023: Duy trì xu hướng đi ngang
- ·NA leader makes visit to India
- ·Sympathies sent to Indonesia after quake
- ·Việt Nam, Laos news agencies agree on stronger coordination
- ·Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Vai trò “then chốt” của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
- ·Việt Nam, India called to strengthen solidarity