【bongdanet vn】Trường chuẩn quốc gia ở xã nông thôn mới
Đến thăm trường lớp ở xã nông thôn mới giờ đây đã thấy một diện mạo mới,ườngchuẩnquốcgiaởxnngthnmớbongdanet vn khang trang hơn, to đẹp hơn. Đó là thành quả của cả hệ thống chính trị, các mạnh thường quân và nhân dân trong chung tay xây dựng trường chuẩn...
Trường Mầm non Tân Tiến (thành phố Vị Thanh) được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Qua thời thiếu thốn
Đến thăm Trường Mầm non Tân Tiến, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, ấn tượng để lại là cơ sở vật chất khang trang, lớp học rộng thoáng với những đồ dùng, đồ chơi hiện đại. Để có được cơ ngơi như hiện nay là thành quả trong quá trình tập trung xây dựng xã nông thôn mới, tiêu chí về trường học được quan tâm đặc biệt. Hoàn chỉnh tiêu chí trường học (tiêu chí số 5), đã góp phần để năm 2014, xã Tân Tiến được công nhận là xã nông thôn mới của tỉnh. Bà Hồ Thị Tuyết Lài, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Tiến, cho biết: “Năm học 2013-2014, trường được quan tâm, đầu tư xây dựng trường mới với diện tích hơn 3.500m2 gồm 15 phòng, trong đó có 6 phòng học, còn lại là phòng chức năng. Với việc được đầu tư cơ sở mới, khang trang, nhà trường bắt đầu đặt ra quyết tâm mới là vươn lên chuẩn quốc gia mức độ 1. Kết quả là đầu năm 2016 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia”.
Nhớ lại điều kiện khó khăn trước khi có trường mới, bà Lài chia sẻ thêm, Trường Mầm non Tân Tiến được thành lập vào năm 2012, có 1 điểm chính và 2 điểm phụ. Do mới đi vào hoạt động nên trường chưa có cơ sở vật chất riêng. Cả 3 điểm đều phải học nhờ Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, với 6 phòng học và 1 văn phòng. Do học nhờ nên các hoạt động vui chơi, giải trí, học tập… của cô và trẻ chỉ gói gọn trong phòng học. Trẻ không có đồ dùng đồ chơi ngoài trời, thiếu thiết bị dạy và học…
Còn bây giờ đã khác, qua thời khó khăn, hiện nay trường có 6 phòng học, trường được trang bị 6 máy vi tính kết nối mạng internet, 1 màn hình rộng, 6 máy trò chơi Kidsmart để giáo viên trình chiếu các trò chơi, bài giảng hấp dẫn, sinh động cho trẻ. Ngoài ra, việc bố trí sân chơi rộng thoáng với diện tích hơn 1.400m2, với 16 loại đồ chơi ngoài trời đã tăng sự hấp dẫn cho trẻ. Cô Lê Thị Thùy Trang, giáo viên trường, chia sẻ: “Được hỗ trợ máy trò chơi Kidsmart, trang bị các thiết bị dạy học bằng công nghệ thông tin… đã tạo được sự hấp dẫn cho trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, nâng cao khả năng tư duy cho trẻ…”.
Không chỉ riêng Trường Mầm non Tân Tiến mà hàng chục trường từ mầm non đến THPT được thụ hưởng đầu tư cơ sở vật chất từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới này đều nâng cao chất lượng dạy và học, như Trường Tiểu học Thuận Hưng 2, Trường Tiểu học Lương Tâm 1, Trường THCS Lương Tâm, Trường THCS Vĩnh Thuận Đông (huyện Long Mỹ), Trường Mẫu giáo Long Trị A (thị xã Long Mỹ), Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (thành phố Vị Thanh), Trường THCS Đại Thành (thị xã Ngã Bảy)…
Chất lượng dạy học nâng lên
Ông Trần Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Tâm 1, huyện Long Mỹ, cho biết: “Nhờ xây dựng xã nông thôn mới, trường được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, với đầy đủ phòng học, phòng chức năng. Đây là kết quả mà chúng tôi mong đợi từ rất lâu. Với điều kiện cơ sở vật chất này, những năm qua nhà trường luôn quyết tâm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo nhiều điều kiện để giáo viên tự học nâng cao trình độ chuyên môn”. Trường Tiểu học Lương Tâm 1 trước đây chỉ có 12 phòng học, 2 phòng chức năng gồm văn phòng và thư viện, còn sân chơi, bãi tập cho học sinh rất hạn chế. Đến năm 2015, cùng với kế hoạch xã nông thôn mới gắn với xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường đã được đầu tư xây dựng 5 phòng học mới, nâng cấp sân trường, đường nội bộ và hàng rào khép kín, với tổng kinh phí hơn 2,5 tỉ đồng. Kết thúc năm học 2016-2017, trường có trên 97% học sinh hoàn thành chương trình học, không có học sinh bỏ học.
Được quan tâm, đầu tư tốt, nên các trường luôn nhận được sự hài lòng và tin cậy cho nhiều phụ huynh đưa con đến học. Bà Lê Thị Kim Sen, ở ấp Thạnh Hòa 1, xã Tân Tiến, nói: “Chúng tôi cảm thấy tin tưởng vào chất lượng dạy của giáo viên nhà trường (Trường Mầm non Tân Tiến), các cô rất tận tâm, nhiệt tình với trẻ nhỏ. Gửi con vào trường chúng tôi thật sự yên tâm. Đặc biệt, với việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường giúp gia đình yên tâm hơn. Buổi trưa con trẻ cũng có thêm thời gian nghỉ ngơi, đỡ phải đi đi về về 4 lượt như trước”.
Trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí giáo dục là một trong nhiều tiêu chí quan trọng và trước tình hình khó khăn về kinh phí xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như hiện nay, việc tích hợp lồng ghép nguồn kinh phí từ nông thôn mới đang là giải pháp để tỉnh nâng cao chất lượng trường chuẩn. Ông Lê Thanh Với, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là giải pháp đầu tư hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thời gian qua huyện Vị Thủy đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện. Do nguồn kinh phí còn hạn chế nên năm 2017 chúng tôi chỉ tập trung xây dựng 2 trường đạt chuẩn ở xã được đầu tư xây dựng nông thôn mới là xã Vị Trung”. Tính đến thời điểm hiện nay, huyện Vị Thủy có 25/46 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, chiếm tỷ lệ hơn 54%.
Nhìn chung, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với việc xây dựng nông thôn mới được tập trung thực hiện, với nhiều nỗ lực và quyết tâm. Đến nay, toàn tỉnh có 175/340 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ hơn 51,47%. Tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm, đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm, nhất là ở xã nông thôn mới và các xã đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới, trường lớp sẽ ngày càng thay đổi, đẹp hơn, khang trang hơn, phục vụ tốt công tác dạy học.
Xây trường chuẩn gắn với xây dựng nông thôn mới Ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nhấn mạnh: “Trước điều kiện kinh phí xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia hiện nay còn khó khăn thì việc chọn trường xây dựng đạt chuẩn quốc gia cần gắn với xây dựng nông thôn mới là hướng đi cần thiết. Các địa phương cần lưu ý chọn đầu tư các trường nào quá khó khăn, bức xúc về cơ sở vật chất. Khó khăn nhất trong việc thực hiện chỉ tiêu đến năm 2020 có 80% trường trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, là thiếu vốn, cơ sở vật chất và diện tích đất theo quy định. Vì vậy, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cần tranh thủ các nguồn vốn, đẩy mạnh công tác xã hội hóa để xây dựng trường chuẩn. Dù khó khăn, nhưng xây dựng trường đạt chuẩn phải đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng”… |
Bài, ảnh: CAO OANH
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tìm giải pháp giảm thiểu tác động chiến tranh thương mại Hoa Kỳ
- ·Mảng xanh giữa biển khơi
- ·Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều kiểm tra công tác hậu cần ở Trung đoàn Bộ binh 932
- ·Phan Hoàng Huy
- ·Tin bất ngờ về người tuyên bố tìm thấy 3 tấn vàng trong hang đá ở Lạng Sơn
- ·Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng Hậu cần
- ·Lan tỏa Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- ·Cà Mau có 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2021
- ·Thay đổi mức đóng BHXH tối thiểu: Người lao động cần 'nằm lòng' những gì?
- ·Cà Mau: Công bố tình huống khẩn cấp đối với sạt lở đê biển Tây
- ·Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khai mạc giải thể thao trong nhà năm 2018
- ·Bảo đảm trật tự an toàn giao thông để người dân vui xuân, đón Tết
- ·ASEAN 2020: Chung tay hành động nâng cao vị thế của phụ nữ
- ·Giá lúa tăng từ 3.000
- ·Bão số 7 gây mưa lũ lớn, nhiều tỉnh miền Trung cần hỗ trợ khẩn cấp
- ·Phòng, chống ma túy, bạo lực học đường
- ·Chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ
- ·Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông
- ·Biển Đà Nẵng đang bị đe dọa nghiêm trọng vì nước xả thải hôi thối
- ·Bắt đối tượng nghiện ma túy nhiều lần trộm cắp tài sản