会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định mu vs arsenal】Du lịch Bình Phước bao giờ là mũi nhọn?!

【nhận định mu vs arsenal】Du lịch Bình Phước bao giờ là mũi nhọn?

时间:2025-01-11 01:13:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:860次

BPO - Ngày 16-1-2017,ịchBigravenhPhướcbaogiờlagravemũinhọnhận định mu vs arsenal Bộ Chính trị ban chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực hiện nghị quyết này, ngày 11-7-2017, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 71- KH/TU để chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 4-4-2018 về việc triển khai nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Phước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 364/KH-BCĐ ngày 20-02-2019 về triển khai nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch năm 2019 để thực hiện. Sau hơn 2 nă thực hiện nghị quyết, du lịch Bình Phước đã có sự chuyển biến tích cực cả về chất và lượng, tuy nhiên vẫn chưa xứng tầm so với tiềm năng của tỉnh.

Đẩy mạnhxúc tiến, quảng bá du lịch

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và Kế hoạch số 71- KH/TU của tỉnh ủy, đến nay ở 11/11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện. Trong đó, công tác quán triệt, tuyên truyền phổ biến thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và Kế hoạch của Tỉnh ủy, được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng trên đài PTTH tỉnh, Báo Bình Phước, các tạp chí của tỉnh. Đặc biệt, việc quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương luôn gắn liền với các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại của tỉnh ở trong và ngoài nước.

Khu di tích lịch sử Căn cứ Tà Thiết (Lộc Ninh) đang là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh tới tham quan - Ảnh: Cẩm Liên

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư Thương mại và Du lịch có sự kết hợp chặt chẽ để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể là xây dựng phim tài liệu, phóng sự, chuyên đề về quảng bá hình ảnh du lịch Bình Phước: Phim tài liệu Hành trình Lửa và Hoa, Chương trình Món ngon phương Nam (phát sóng trên VTV9); phim tài liệu Căn cứ Tà Thiết, ngược dòng Sông Bé, Bình Phước những vẻ đẹp tiềm ẩn, Xuôi dòng Đồng Nai (Phát trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, kênh BPTV1 và BPTV2).

Đồng thời, tích cực tham gia Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh; Ngày hội du lịch Việt Nam tại Hà Nội; Hội nghị triển khai công tác du lịch tại tỉnh Phú Yên; Hội thảo khoa học Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững: Thực trạng và giải pháp (tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Tổ chức Hội nghị giao lưu kết nối doanh nghiệp du lịch tỉnh Bình Phước và doanh nghiệp du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại khu du lịch Đảo yến Sơn Hà (Đồng Phú). Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã in tái bản Bản đồ du lịch, tái bản Cẩm nang du lịch tỉnh Bình Phước. Và tổ chức thành công Đoàn Famtrip khảo sát tuyến du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư: Bình Phước (Việt Nam) - Campuchia - Lào - Thái Lan.

Hiệu quả chưa xứng với tiềm năng:

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 4 loại hình sản phẩm du lịch được khai thác phát triển chủ yếu, đó là: Sản phẩm du lịch sinh thái; Sản phẩm du lịch văn hóa; Sản phẩm du lịch cuối tuần; Sản phẩm du lịch tâm linh. Các sản phẩm du lịch từng bước được đầu tư hoàn thiện hạ tầng, khôi phục các giá trị văn hóa thể hiện bản sắc địa phương, với các điểm tham quan chính: Khu quần thể Văn hóa cứu sinh núi Bà Rá, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Trảng cỏ Bù Lạch, cụm thác ghềnh trên sông Đồng Nai, khu Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng cỏ Bù Lạch, cụm thác ghềnh trên sông Đồng Nai, khu Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Tà Thiết), các di tích lịch sử tại Lộc Ninh, Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng Sóc Bom Bo, Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ, hệ thống các ngôi chùa, đền, đình, miếu... Đối với tuyến du lịch quốc tế theo hướng Quốc lộ 13 qua Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư: tỉnh đã tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá về thực trạng phát triển tuyến du lịch trên. Dự kiến trong năm 2019, sẽ tổ chức Hội nghị tọa đàm giữa 4 nước nhằm kết nối, khơi thông tuyến du lịch quốc tế giữa các tỉnh và sớm đưa vào khai thác trong thời gian tới.

Năm 2017, tổng lượt khách tham quan đạt 265.239 (trong đó, Khách nội địa: 252.169 lượt khách; (2) Khách quốc tế: 13.070 lượt khách), tăng 7,1% so với năm 2016, đạt 105,2% so với kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu du lịch: 253,6 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2016, đạt 101,4% so với kế hoạch đề ra. Năm 2018, tổng lượt khách tham quan đạt 503.118 lượt khách (Khách nội địa: 474.077 lượt khách; Khách quốc tế: 29.041 lượt khách), tăng 93,3% so với năm 2017, đạt 168,1% so với kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu du lịch đạt 412.5 tỷ đồng, tăng 64,6% so với năm 2017, đạt 137,5% so với kế hoạch đề ra.

Rào cản của Du lịch Bình Phước

Từ những con số trên đây cho thấy, tốc độ phát triển của du lịch Bình Phước chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những rào cản đó là nguồn nhân lực quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch ở cấp huyện chưa được chú trọng, đa số là cán bộ kiêm nhiệm, không có phân công cụ thể cán bộ chuyên trách và đa số chưa được đào tạo chuyên sâu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, do vậy công tác phối, kết hợp với các sở, ngành trong việc triển khai nhiệm vụ chuyên môn về du lịch chưa đạt kết quả cao.

Thứ hai là nguồn vốn đầu tư còn nhiều hạn chế đã tác động không nhỏ đến tiến độ triển khai các dự án. Đa số các nhà đầu tư thực sự còn khó khăn về nguồn vốn, không đủ năng lực để triển khai dự án dẫn đến phải giãn tiến độ, vốn xã hội hóa thu hút đầu tư cho các dự án còn hạn chế, vốn giải ngân của nhiều dự án đạt thấp. Hầu hết các dự án đầu tư dịch vụ du lịch đang trong giai đoạn đầu triển khai, chưa có sức thu hút cao đối với khách du lịch. Hiện nay, còn một số dự án trọng điểm về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đang được triển khai thực hiện. Đó là dự án Phim trường kết hợp du lịch sinh thái Trảng cỏ Bù Lạch; dự án Khu quần thể Văn hóa cứu sinh núi Bà Rá; Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.

Thứ ba là trên toàn tỉnh có 11 công ty lữ hành (2 công ty lữ hành quốc tế, 9 công ty lữ hành nội địa) hoạt động đưa, đón khách du lịch đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, đa số các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh chủ yếu thực hiện chức năng đưa khách của tỉnh đi du lịch ra các tỉnh khác nhiều hơn là đón khách từ các nơi khác về tỉnh tham quan. Do vậy ảnh hưởng đến doanh thu du lịch, hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh không cao.

Thứ tư là trên toàn tỉnh hiện có trên 500 cơ sở, nhưng chỉ có 82 cơ sở được xếp hạng lưu trú du lịch. Tuy nhiên, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh hầu hết chỉ mới đáp ứng dịch vụ nghỉ, chưa đáp ứng dịch vụ cơ bản như phòng ăn, quầy bar, quầy hàng lưu niệm... Đối với các cơ sở lưu trú quy mô vừa và nhỏ, do xây dựng tự phát, thiếu quy hoạch cụ thể, việc bố trí phòng nghỉ chưa khoa học, một số trang thiết bị sau khi sử dụng một thời gian đã xuống cấp, hư hỏng nhưng không được sửa chữa nên chất lượng chưa cao, không đủ đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách du lịch có điều kiện chi trả. Đa số các cơ sở lưu trú phân bổ không đều, chủ yếu tập trung ở trung tâm các huyện, thị xã, thành phố. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở lưu trú hầu như chưa qua đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp.

Cần có giải pháp đột phá:

Để du lịch Bình Phước phát triển nhanh, bền vững và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thì giải pháp trước tiên và quan trọng nhất, đó là: Phát triển du lịch phải là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp, quản lý chặt chẽ của chính quyền và sự phối hợp của các ngành, địa phương, trong đó ngành văn hóa thể thao du lịch tỉnh phải là nòng cốt để tham mưu thực hiện. Và khi đã tạo được sự đồng thuận cao thì việc cần làm kế tiếp là tăng cường thực hiện liên kết vùng, trong đó cần chú ý đến thị trường du lịch thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; xây dựng các tuyến du lịch, nhất là tuyến du lịch quốc tế từ thành phố Hồ Chí Minh - Bình Phước - Campuchia - Lào - Thái Lan.

Đồng thời, Bình Phước cần phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt, độc đáo của tỉnh, phục hồi các sản phẩm truyền thống của địa phương để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Và bên cạnh đó là xây dựng chính sách để thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, thành lập các doanh nghiệp du lịch, các công ty lữ hành, xây dựng mới các khách sạn, nhà nghỉ đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách…

XT

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
  • Công ty Cổ phần Everrichs bị xử phạt nặng vì vi phạm bán hàng đa cấp
  • Chai nước trái cây có giá đắt đỏ 13,6 triệu đồng có gì đặc biệt
  • Điểm mặt những ‘soái ca’ U23 bán hàng online cực duyên và chuyên nghiệp
  • Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
  • Giá vàng hôm nay ngày 22/1: Án binh bất động, tiếp tục chờ thời cơ
  • Giá vàng hôm nay ngày 21/1: Sẽ tiếp tục vọt tăng cao?
  • Chăm sóc hoa hồng đào cổ và kỹ thuật cắt tỉa giúp hoa nở rực rỡ đón Xuân sang
推荐内容
  • Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
  • Phải tính lại giá xăng dầu!
  • Giá vàng hôm nay ngày 21/2: Đứng ở mức cao, dự báo một năm khởi sắc
  • Choáng với 5 món đồ có giá hàng nghìn tỷ đồng được bán trong năm 2017
  • Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
  • Giá vàng hôm nay ngày 1/2: Vàng ‘nhích’ nhẹ, nhà đầu tư hờ hững