【kq bd hq】Những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Trước khi tiến hành biểu quyết,ữngđiểmmớiđángchúýcủaLuậtĐầutưcôngsửađổkq bd hq Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Kết quả biểu quyết điện tử có 441/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Luật Đầu tư công (sửa đổi) gồm 7 Chương 103 Điều, quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Luật này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
Luật Đầu tư công đã có các quy định nhằm phân loại dự án đầu tư công. Trong đó, cấp có thẩm quyền khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C có quyền quyết định việc tách hoặc không tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập.
Luật cũng quy định các tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.
Trong đó, Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí như: Sử dụng vốn đầu tư công từ 30.000 tỷ đồng trở lên; Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên; Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi) là thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C. Việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý là thay đổi lớn từ thẩm quyền của HĐND các cấp sang UBND các cấp.
Để bảo đảm tính chặt chẽ, Luật đã bổ sung thẩm quyền "quyết định chủ trương đầu tư dự án" đi đôi với trách nhiệm "báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất".
Luật Đầu tư công (sửa đổi) cũng đã giao Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong các trường hợp: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong trường hợp không vượt tổng mức vốn trung hạn đã được Quốc hội quyết định, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nội bộ và giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong tổng mức vốn trung hạn của từng Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được Quốc hội quyết định.
Về quy định hạn mức 20% đối với các dự án qua hai kỳ trung hạn tại Điều 93, Luật Đầu tư công (sửa đổi) theo hướng: quy định tiếp tục giữ quy định về hạn mức 20%; Bổ sung quy định đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội; Bổ sung quy định đối với dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài; Bổ sung quy định cho phép vượt mức 20%: "cấp có thẩm quyền báo cáo để được phép quyết định vượt mức, nhưng không được vượt quá 50% số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước".
Về các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng cũng được quy định trong luật như: Tách công tác đền bù, tái định cư thành dự án độc lập; Giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đi qua địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; Cho phép HĐND cấp tỉnh bố trí vốn ngân sách địa phương để ủy thác thực hiện các chính sách tín dụng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội…
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tết Việt Nam qua con mắt của những kẻ hận thù
- ·Thẩm định xã Định Bình đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Chống chuyển giá trong đầu tư: Khó cũng phải làm
- ·Làm sâu sắc thêm dòng chảy thương mại hai nước Việt Nam
- ·Mốc son vàng của cách mạng Việt Nam
- ·Khai mạc Triển lãm quốc tế thực phẩm, đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến
- ·Đảng bộ Bộ Tài chính chủ động, sáng tạo, triển khai tốt công tác xây dựng Đảng
- ·Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế thép tấm không gỉ từ Việt Nam
- ·Nhịn ăn sáng để dành tiền cứu người
- ·Hành trình đưa nông sản Bắc Kạn xuất khẩu sang trời Tây
- ·Công trình tiền tỷ… đắp chiếu
- ·Làm rõ thông tin bé trai 5 tuổi bị 2 thanh niên bắt cóc gây hoang mang
- ·Đắk Nông: Kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại với các địa phương
- ·Bến trong hay bến ngoài?
- ·Phải sống cùng bố mẹ chồng, tôi đã rất lo lắng
- ·Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng từ quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên
- ·Xung lực mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam
- ·Thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Máu ghen 'Hoạn Thư' sao giữ được chồng?
- ·Cần Thơ: Kho bạc Bình Thủy thúc đẩy giao dịch không dùng tiền mặt