【bxh bd đuc】Nhân lực thiết kế vi mạch thu nhập sau thuế 1,5 tỷ mỗi năm
Ngày 19/10,ânlựcthiếtkếvimạchthunhậpsauthuếtỷmỗinăbxh bd đuc tại Đại học Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫntừ các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Thiếu hụt nhân lực ngành công nghiệp chip bán dẫn
PGS.TS Bùi Thanh Tùng - Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, tuy nhiên đến nay việc đào tạo nguồn nhân lực mới đáp ứng dưới 20%. Nhân sự lĩnh vực này tại Việt Nam chỉ tăng trưởng khoảng 500 kỹ sư mỗi năm, thiếu về số lượng, chưa đạt yêu cầu về chất lượng.
Để phát triển nguồn nhân lực thời gian đến, ông Tùng đưa ra các đề xuất như cần thí điểm ngành đào tạo về bán dẫn và vi mạch (BD&VM), đào tạo chuyển đổi từ các ngành gần, liên quan. Bên cạnh đó, cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, đồng hành với các cơ sở đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực BD&VM; Thu hút nhà nghiên cứu giỏi trong lĩnh vực này giảng dạy tại các trường đại học…
Trong khi đó, ông Nguyễn Phúc Vinh, Giám đốc kỹ thuật Synopsys Việt Nam, cho biết, nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn của các công ty rất lớn, tuy nhiên vẫn không đủ đáp ứng. Ở TP.HCM, sinh viên học năm 3 đã có thể đi làm, phần lớn tập trung vào mảng thiết kế vật lý, kiểm tra thiết kế và một số mảng khác.
Ông Vinh chia sẻ, ngành công nghiệp chip bán dẫn có thu nhập rất hấp dẫn, tăng đều theo hằng năm. Trong đó, kỹ sư thiết kế vi mạch mới ra trường thu nhập sau thuế gần 220 triệu đồng/năm, với những người làm việc kinh nghiệm lâu năm thu nhập từ 1,3 đến 1,5 tỷ đồng/năm.
Ông Trịnh Khắc Huề - Tổng Giám đốc Qorvo Việt Nam, cho biết, từ đầu năm doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 20 kỹ sư, nhưng đến hiện tại chỉ mới tuyển được 6 kỹ sư có kiến thức về vi mạch. Điều này cho thấy, nhân lực trong ngành chip bán dẫn đang thiếu rất lớn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, đang là một điểm nghẽn lớn hiện nay trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch địa điểm đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất sang Việt Nam.
Đặc biệt, từ khi quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ được thiết lập vào tháng 9/2023 vừa qua, những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới… đã được mở rộng, nhưng thực tế triển khai lại đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thiếu hụt này nằm ở quy luật khách quan trong quan hệ cung - cầu giữa hệ thống GD-ĐT và thị trường lao động.
Đào tạo ngành công nghiệp chip bán dẫn là nhiệm vụ trọng tâm
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết: “Bộ GD-ĐT đang xây dựng kế hoạch hành động trong toàn ngành để thúc đẩy triển khai đào tạo, gia tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, nhất là kỹ sư thiết kế vi mạch. Để thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng này, không ai khác chính là các cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò chủ yếu".
Hiện nay có khoảng 35 cơ sở giáo dục đại học có khả năng tham gia, tuy nhiên số lượng cơ sở đào tạo có kinh nghiệm, có truyền thống còn rất ít. Để có thể tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ vi mạch đáp ứng yêu cầu phát triển, như dự báo của một số cơ quan, tổ chức, sẽ có nhiều việc cần phải làm.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, nhiệm vụ đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, đó là tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học, cả về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và công nghệ, chương trình đào tạo, công cụ phần mềm…
Ngoài ra, cần có những giải pháp để thu hút những sinh viên đang học các ngành phù hợp, ngành gần; thu hút nhiều hơn nữa những học sinh phổ thông đăng ký vào học những ngành, chuyên ngành này.
Bên cạnh đó, theo ông Sơn, cần xây dựng những hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học, giữa các cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp sử dụng nhân lực, với các địa phương nơi các doanh nghiệp đang đầu tư hoặc sẽ đầu tư, nhằm chia sẻ tầm nhìn, kinh nghiệm, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực…
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lưu ý các trường phải có dữ liệu, có kế hoạch bài bản, chắc chắn trong đào tạo, không phải thấy lạc quan mà tuyển sinh ào ạt.
Phát biểu kết luận hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, nếu phát triển được lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, sẽ nâng được tầm, vị thế của đất nước. Bộ GD-ĐT xác định việc đào tạo và nghiên cứu ngành công nghiệp chip bán dẫn là một trong những nhiệm vụ mũi nhọn được ưu tiên.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bạo lực kinh hoàng ngày sống thử
- ·Loạt dự án đang thế chấp bị ngân hàng rao bán
- ·Kiệt sức kiếm sống: Ngày đứng dây chuyền nhà máy, tối tất tả bưng bê nhà hàng
- ·Hải quan Hà Tĩnh chủ động chống dịch, đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu
- ·Xôn xao chuyện…phở
- ·Công an Hà Nội vạch trần các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao
- ·EVNHCMC triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn điện mùa mưa bão
- ·Hải quan Lạng Sơn: Đặt mục tiêu thu vượt bằng giải pháp tích cực ngay từ đầu năm
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 08/2013
- ·Nắng nóng cực đoan, cháy rừng, hệ thống điện gặp sự cố
- ·Khúc hát chiều mưa
- ·Bình Dương phát triển điện mặt trời đáp ứng nhu cầu năng lượng cho thành phố thông minh
- ·Thừa Thiên Huế: Bùng phát 4 điểm cháy rừng, uy hiếp hệ thống lưới điện 500kV
- ·Sẽ nghiên cứu đề xuất đánh thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
- ·Con dấu nước ngoài muốn sử dụng tại VN?
- ·Infographic: Thuế suất doanh nghiệp tại các nước OECD
- ·Ngành Hải quan thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống thất thu ngay từ đầu năm
- ·Tân Hoàng Minh đã nộp hơn 666 tỷ đồng vào Kho bạc Nhà nước
- ·Cty cổ phần, hợp đồng từ vô thời hạn thành có thời hạn
- ·Cải cách phân loại, phân tích hàng hóa xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp và hải quan cùng hưởng lợi