【bảng xếp hạng giải bolivia】Mỗi năm thu 24.350 đồng từ một héc ta đất nông, lâm trường
Đây là một số vấn đề được đề cập trong Báo cáo về việc thực hiện chính sách,ỗinămthuđồngtừmộthéctađấtnônglâmtrườbảng xếp hạng giải bolivia pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014, do Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước trình bày trước Quốc hội sáng 10/11.
Rất ít đất nông, lâm trường được kê khai để tính tiền thuê đất, sử dụng đất
Báo cáo cho thấy, sau 10 năm thực hiện, việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh đã đạt những kết quả tích cực về tăng cường quản lý, sử dụng đất đai, chuyển đổi mô hình các nông, lâm trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh…
Tuy nhiên, qua giám sát của Quốc hội cũng nổi lên hai vấn đề lớn trong quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường hiện nay là hiệu quả sử dụng đất chưa đạt yêu cầu và chính sách giao khoán đất nảy sinh nhiều bất cập.
Hiện nay, các nông, lâm trường được Nhà nước giao quản lý diện tích đất đai khá lớn (7.916.366 ha), song việc quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao, đóng góp nguồn thu cho xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) chưa tương xứng.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, kết quả thu nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, của các nông, lâm trường nộp vào NSNN giai đoạn 2004 - 2014 (tập hợp từ số liệu chưa đầy đủ của 42/48 Cục thuế địa phương) là 1.927,9 tỷ đồng, trong đó số đã nộp là 1.722 tỷ đồng. Như vậy, tính bình quân mỗi ha đất do các nông lâm trường quản lý thu được 243.500 đồng trong 10 năm.
Nguyên nhân chủ yếu được nêu là do sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW, nhiều tồn tại về quản lý, sử dụng đất đai chậm được khắc phục, có nơi còn diễn biến phức tạp hơn. Tình trạng giao khoán đất sai mục đích, sai đối tượng, thất thoát, lãng phí khá phổ biến. Hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nhiều công ty chưa cao (điển hình ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung). Tình trạng sử dụng sai mục đích, để đất hoang hoá, đất chưa sử dụng vẫn còn khá nhiều (hiện còn 236.619 ha đất chưa sử dụng).
Kết quả sắp xếp, chuyển đổi mô hình quản lý còn hình thức. Phần lớn các công ty nông, lâm nghiệp chưa chuyển sang hình thức thuê đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất. Vì vậy, từ báo cáo của các địa phương đến báo cáo của Chính phủ đều không tổng hợp được đầy đủ số liệu về hiệu quả sản xuất và kết quả thu nộp NSNN của toàn bộ các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, các tổ chức, DN quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh.
Diện tích đất các nông, lâm trường kê khai để tính tiền thuê đất, tiền sử dụng đất chủ yếu là diện tích đất phi nông nghiệp, đất xây dựng trụ sở, hoặc sử dụng vào mục đích kinh doanh khác, diện tích này chiếm một phần rất nhỏ so với tổng diện tích đất phải chuyển sang hình thức thuê đất, hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Chính sách giao khoán nảy sinh nhiều phức tạp, bức xúc
Một bất cập lớn nữa được đề cập trong quá trình giám sát là về thực hiện giao khoán rừng, đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp đã nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp, có biểu hiện vi phạm pháp luật như giao khoán đất nông, lâm nghiệp cho những người không thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp.
Nhiều nông, lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, tự ý xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ kiên cố trên đất nhận khoán là phổ biến, nhất là đất vùng ven đô thị, gây nhiều bức xúc (điển hình là một số nông, lâm trường ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc và trên địa bàn Hà Nội).
Một số nông, lâm trường để người nhận khoán chuyển nhượng đất cho người ở địa phương khác không nhằm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Nhiều nông, lâm trường thực hiện bán vườn cây, hoặc khoán trắng dẫn đến không quản lý được sản xuất do người nhận khoán cho rằng vườn cây, đất giao khoán là của người lao động tự đầu tư nên không chấp nhận việc quản lý về đất đai và điều hành sản xuất của nông, lâm trường (điển hình như Công ty Chè Mộc Châu, Công ty Chè Yên Bái, Công ty cổ phần Thực phẩm Bắc Giang, Công ty cổ phần Đông Triều...).
Bên cạnh đó, do buông lỏng quản lý, áp dụng không đúng chủ trương chính sách khoán nên một số nông, lâm trường không còn thực chất là doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nhưng vẫn áp dụng cơ chế chính sách sắp xếp, đổi mới như nhau là không phù hợp.
Những nông, lâm trường có phần lớn diện tích đất đai thực hiện khoán theo Nghị định 01-CP nhưng không có đầu tư, không quản lý được quy trình sản xuất...thực chất là khoán trắng, phát canh thu tô, không còn nguyên nghĩa là một DNNN. Quyền sử dụng đất đai của DN chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, giấy tờ, còn quyền sử dụng đất đai và tài sản trên đất thực sự thuộc về người nhận khoán với thời gian giao khoán là 50 năm. Có thể nói những nông, lâm trường này chỉ tồn tại trên danh nghĩa, bộ máy quản lý là một tổ chức phát canh, thu tô và tồn tại được là do Nhà nước chưa thực hiện triệt để việc bắt buộc các DN này nộp tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất.
“Do vận dụng hình thức khoán có nhiều điểm chưa phù hợp nên quyền sử dụng đất của các công ty nông lâm giao khoán theo Nghị định 01 thực chất đã chuyển thành quyền sử dụng của người nhận khoán. Đây là vướng mắc lớn nhất trong giải quyết đất đai của các nông, lâm trường hiện nay”, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho biết./.
Để khắc phục những vấn đế này, UBTVQH đề nghị Chính phủ có các giải pháp kiên quyết, đồng bộ để sắp xếp, nâng cao hiệu của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng. Kiên quyết giải thể, cho phá sản đối các công ty kém hiệu quả, yếu kém trong quản lý... Kiên quyết thu hồi diện tích đất chưa sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, hiệu quả thấp để giao cho chính quyền địa phương quản lý, sử dụng, ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất; giao đất cho các tổ chức, cá nhân thuê đất theo quy định của Luật Đất đai. Đồng thời, nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để giải quyết những bất cập về chính sách quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường, đặc biệt trong việc thực hiện giao khoán đất. |
Hoàng Yến
(责任编辑:Thể thao)
- ·Làm sao để biết công ty đóng tiền bảo hiểm cho nhân viên?
- ·Tặng tour du lịch siêu sang cho khách mua Imperial Plaza
- ·Phước Thái
- ·Những mẫu nhà 2 tầng tuyệt đẹp ở nông thôn
- ·Người ấy của riêng tôi
- ·Phong thủy cho ngôi nhà: Chọn hướng ban công, giúp gia đình hanh thông, may mắn!
- ·Choáng ngợp bình hồng trái tim mẹ Việt cắm tặng ông xã
- ·Ấn Độ đề nghị Trung Quốc chặn đà tăng giá thiết bị y tế ngừa COVID
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017
- ·Bất động sản 2017 sẽ khởi sắc nhờ yếu tố mới?
- ·Nỗi buồn của cậu bé ung thư mồ côi mẹ
- ·Tạm dừng các khu hành chính ngàn tỷ gây lãng phí
- ·Cocobay ‘oanh tạc’ thị trường với Coco Ocean
- ·Chọn mua chung cư thế nào cho hợp phong thủy?
- ·Người mẹ nghèo không dám bế con vì sợ xương con gãy
- ·Bỏ tiền tỷ mua dự án vịt trời
- ·Mê mẩn những mẫu nhà cấp 4 mái tôn tuyệt đẹp
- ·Tính toán của các bên ở Mỹ trong cuộc điều tra nguồn gốc COVID
- ·Quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ được bảo vệ thế nào?
- ·Mỹ tuyên bố việc chuyển giao OPCON cho Hàn Quốc cần thêm thời gian