【asonvila】Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước
Tháo gỡ khó khăn, xử lý các dự án thua lỗ
Tại cuộc toạ đàm trực tuyến: "Nâng hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị", do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 18/9, ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (TCDN) - Bộ Tài chính cho biết, hội nghị sắp tới là một dịp để cho Chính phủ, các bộ ngành, DN để bàn bạc tháo gỡ, tìm ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa sắp xếp DNNN. Đồng thời tháo gỡ, xử lý những dự án tồn tại khó khăn mà thời gian qua dư luận đang quan tâm.
Để chuẩn bị cho hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu các DN phải trình bày các vướng mắc liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đến thời điểm hiện nay, Cục TCDN đã nhận được 461 kiến nghị của 18 bộ, cơ quan ngang bộ; 44 tập đoàn, tổng công ty và 46 địa phương.
Các ý kiến kiến nghị của các DN của các bộ ngành tập trung vào các vấn đề công tác triển khai thực hiện có những vướng mắc, tính đặc thù trong vướng mắc cổ phần hóa trong sắp xếp đất đai, vấn đề xác định giá trị DN, vấn đề sắp xếp kinh doanh, tháo gỡ khó khăn. Đặc biệt là xử lý những vấn đề tồn tại kinh doanh thua lỗ của các dự án, tập đoàn kinh tế vừa qua.
Bình luận tại cuộc toạ đàm, ông Phùng Văn Hùng - Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho rằng tất cả các kiến nghị của DN đều được hoan nghênh. Mục đích cuối cùng DN kiến nghị là để hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên các cơ quan quản lý cần xem xét, đánh giá các kiến nghị đó có phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, phù hợp với hệ thống pháp luật, phù hợp với tiến trình hội nhập và cam kết của Việt Nam hay không. Khi cân nhắc được những khía cạnh đó, chúng ta sẽ chọn được kiến nghị nào cần phải giải quyết, đáp ứng mong đợi của DN.
Tuy nhiên, đề cập đến việc nhiều DN vẫn xin cơ chế từ Nhà nước hay các bộ, ngành vẫn còn "bao bọc" DN, tạo ra những cạnh tranh không bình đẳng với các loại hình DN khác, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, nhiều DNNN đã tồn tại quá lâu trong thể chế được ưu tiên, ưu đãi, bao cấp nên tư duy và thói quen vẫn chưa thay đổi được triệt để.
Một lý do nữa, nhiều DNNN hoạt động không hiệu quả, hoặc hiệu quả thấp, sức cạnh tranh trên thị trường yếu, thua lỗ kéo dài không giải quyết được nên vẫn trông vào nhà nước hỗ trợ.
DNNN phải đổi mới theo cơ chế thị trường
Liên quan đến chủ đề này, mới đây Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đã có đề xuất xin sửa luật thuế theo hướng áp thuế cao hơn đối với phân đạm nhập khẩu, nhằm giúp giá thành phân đạm của Vinachem sản xuất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, tạo điều kiện cho Vinachem xử lý các DN yếu kém.
Bình luận về đề xuất của DN, chuyên gia Lưu Bích Hồ cho rằng, trước hết cần phải kiên quyết thực hiện cơ chế thị trường, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm trong việc giải quyết những yếu kém của DNNN. Các ngành, các bộ, cơ quan quản lý cùng DN phải thấu triệt và chấp hành, chấm dứt cơ chế xin cho, nếu những người chịu trách nhiệm không làm được có thể đứng sang một bên để người khác làm, như Thủ tướng Chính phủ đã từng nói. Với đề xuất của Vinachem, ông Lưu Bích Hồ đề nghị cần xem xét kỹ lưỡng, nhiều mặt. Bởi đây cũng là vấn đề của nhiều DN khi hội nhập chứ không chỉ riêng với Vinachem.
Còn ông Phùng Văn Hùng cho rằng, khi DN có đề xuất, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là phải xem xét. Khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, phân bón được đưa vào đối tượng không chịu thuế GTGT nhằm tạo điều kiện cho giá phân bón giảm, hỗ trợ cho người nông dân. Tuy nhiên, khi triển khai, các DN lại khó khăn trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Trong quá trình triển khai thực hiện những chính sách pháp luật ban hành có thể có những điều cần phải điều chỉnh để phù hợp với tình hình.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến cho biết, đề xuất tăng thuế GTGT đối với phân bón cũng là ý kiến của rất nhiều DN sản xuất phân bón trong Hiệp hội DN phân bón Việt Nam, gồm cả DN có vốn nhà nước, DN tư nhân.... vì vậy, chúng ta cần rà soát kỹ. Nếu việc tăng thuế này đem lại lợi ích cao hơn cho các DN, đặc biệt hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp nông thôn theo định hướng công nghệ cao và công nghệ sạch thì cần đánh giá tác động để ủng hộ.
"Nếu nói đây là ý kiến riêng của Tập đoàn Hóa chất, chúng tôi thấy không công bằng cho DN. Vấn đề này được bàn rất nhiều và trong Hiệp hội phân bón cũng đã nêu. Đối với Tập đoàn Hóa chất hiện nay có 4 dự án đang khó khăn, thua lỗ, việc cơ cấu sắp xếp lại DN này phải theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Đảng là theo cơ chế thị trường, không dùng ngân sách. Theo thị trường có nghĩa là phải cắt giảm chi phí, đổi mới quản trị, giá thành sản xuất phải có sức cạnh tranh. Nếu sản xuất ra không bán được thì phải dùng biện pháp khác mạnh hơn, chứ không chỉ là giải pháp về thuế. Thuế chỉ là một trong những giải pháp hỗ trợ chung và bình đẳng cho các thành phần kinh tế" - ông Đặng Quyết Tiến nói.
Cũng theo Cục trưởng Cục TCDN, tại hội nghị tới đây, một trong những tinh thần của hội nghị là quán triệt tư tưởng nhận thức của nghị quyết Đảng, nghị quyết Quốc hội là DNNN phải đi theo cơ chế thị trường. Nếu không làm được, không cạnh tranh được với thành phần kinh tế tư nhân thì phải giải phóng nguồn lực của mình để các thành phần kinh tế khác phát triển./.
Tính đến ngày 10/9/2018, Cục TCDN đã nhận được 461 kiến nghị của 108 đơn vị, gồm: 18 bộ, cơ quan ngang bộ, 44 tập đoàn kinh tế, tổng công ty, 46 địa phương. Bộ Tài chính đã có công văn gửi các kiến nghị này để các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, trả lời các đơn vị nêu tại hội nghị. Bộ Tài chính kỳ vọng thông qua hội nghị, các vướng mắc của các đơn vị sẽ được giải đáp, từ đó đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, hoàn thành mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN. |
H.Y
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đóng góp to lớn trong xây dựng,
- ·Chọn lợi nhuận hay chiến lược “xanh”?
- ·4 cách ứng phó với cơn sốt của trẻ ngày Tết
- ·Mở rộng xét nghiệm Covid
- ·Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- ·Hàng điện gia dụng Thái Lan "soán ngôi" hàng Trung Quốc tại Việt Nam
- ·Một ngày thu 133 triệu USD từ xuất khẩu điện thoại
- ·Thu hút FDI Việt Nam được nhiều hơn mất
- ·Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023
- ·Thị trường vàng tuần qua: Vàng trong nước vẫn "ngược" với thế giới
- ·Giá lương thực và xăng dầu đẩy CPI tháng 11 tăng lên
- ·Ghi nhận 91 ca mắc Covid
- ·Cách giảm cân cấp tốc trong 1 tuần mà các chị em không thể bỏ qua
- ·Bé trai 3 tuổi bị kẹt tay trong ổ khóa
- ·Kiện toàn nhiều chức danh khối Quốc hội
- ·Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng, nhưng vẫn lo
- ·Sẽ thanh tra việc chuyển đổi mục đích đất quốc phòng, an ninh tại 5 tỉnh
- ·Phương thức thanh toán mua bán hàng hóa qua cửa khẩu phụ
- ·Thủ tướng gặp mặt đại diện nữ lãnh đạo, quản lý các cơ quan TW và trao giải thưởng Kovalevskaia
- ·Những lưu ý để da giày tăng trưởng mạnh ở thị trường châu Âu