【tỉ so】EU điều tra mối quan hệ mờ ám giữa ECB và nhóm G30
Liên minh châu Âu (EU) đã mở cuộc điều tra làm rõ mối quan hệ mờ ám giữa Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và nhóm G30 gồm các ngân hàng tư nhân và trung ương của nhiều nước trên thế giới, sau khi nhận được đơn tổ cáo của một tổ chức phi chính phủ phản ánh ECB có mối quan hệ không phù hợp với vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng hàng đầu khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Trong thông báo ngày 20/1, bà Emily O'Reilly, đại diện thanh tra của EU, cho biết cuộc điều tra này sẽ tập trung làm rõ quan hệ giữa Chủ tịch ECB Mario Draghi cùng các quan chức cấp cao khác của ECB với lãnh đạo các cơ quan tài chính công và tư là thành viên nhóm G30.
Bà Emily O'Reilly sẽ yêu cầu ECB giao nộp các tài liệu liên quan đến G30 và gặp lãnh đạo của ECB để thảo luận về những vấn đề được đề cập trong đơn tố cáo của Tổ chức giám sát doanh nghiệp châu Âu (CEO). Bà O'Reilly cho biết thêm nhiều khả năng bà yêu cầu ECB có văn bản giải đáp thắc mắc của CEO.
Theo đơn tố cáo của CEO, cơ quan này phát hiện "quan hệ giữa ECB, cơ quan kiểm soát và điều tiết hoạt động tài chính của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và các ngân hàng thành viên G30 thiếu khoảng cách cần thiết".
Phản ứng trước quyết định của EU, người phát ngôn ECB bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với cơ quan điều tra của EU. Người phát ngôn này khẳng định việc ECB có mối liên hệ với G30 được quy định trong các điều ước của EU, theo đó ECB phải duy trì đối thoại với các doanh nghiệp bên ngoài khối. Ngoài ra, ECB cũng có một loạt quy định và hướng dẫn cụ thể để tránh xung đột về lợi ích.
Quan hệ giữa ECB và các doanh nghiệp tài chính tư đã được chú ý đến kể từ năm 2005 khi một quan chức cấp cao của ngân hàng này thảo luận kế hoạch in tiền tại một sự kiện riêng với quỹ đầu cơ. Năm 2012, CEO từng có đơn khiếu nại tương tự gửi người tiền nhiệm của bà Emily O'Reilly.
Thành viên của G30 hiện nay gồm người đứng đầu các ngân hàng tư nhân như UBS và JP Morgan, thống đống các ngân hàng trung ươngAnh, Nhật Bản và Trung Quốc, cùng một số nhân vật như cựu Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet và cựu Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernake. Chủ tịch ECB Mario Draghi là thành viên của G30 năm 2006 khi vẫn còn giữ chức Thống đốc Ngân hàng trung ương Italy./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Tuyển Việt Nam tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng FIFA tháng 11
- ·Chính sách đối ngoại của Anh sẽ thay đổi sau bầu cử?
- ·Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc bị tấn công bằng dao
- ·Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- ·Thế giới thiệt hại 300 tỷ USD mỗi năm do thiên tai
- ·Messi giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải bóng đá nhà nghề Mỹ
- ·Vì sao Euro rớt giá mạnh so với USD?
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·FIFA đề xuất mở thêm kỳ chuyển nhượng trước thềm Club World Cup
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Nhiều nước NATO cân nhắc đưa lực lượng quân sự tới Ukraine
- ·Canada đối mặt với Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Nóng
- ·Quán bún ốc không biển hiệu ở Hà Nội
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Tổng thống Mỹ phản đối về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông
- ·Lãnh đạo G7 thảo luận về tình hình căng thẳng ở Biển Đông
- ·Cristiano Ronaldo chạm mốc 900 bàn thắng
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Trung Quốc hối thúc Nhật Bản thận trọng trong cải cách an ninh