【ltd uc】Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt đưa quân sát biên giới: Syria kề cận bên miệng hố chiến tranh
Mỹ tuyên bố sẽ không hỗ trợ và không tham gia chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào Syria làm cho Ankara vô cùng thất vọng.
Thổ Nhĩ Kỳ dọa tấn công Đông Bắc Syria nếu Mỹ vẫn “im hơi lặng tiếng”. Ảnh: REUTERS
TheổNhĩKỳồạtđưaqunstbingiớiSyriakềcậnbnmiệnghốchiếltd uco đó, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã ồ ạt đưa quân sát biên giới chuẩn bị tấn công Syria. Chiến dịch này được Ankara và Washington hoạch định hồi tháng 8, đồng thời đã nhất trí lập “một hành lang hòa bình” để tạo điều kiện cho người Syria tị nạn quay trở lại miền Bắc nước này. Tuy nhiên, mới đây thỏa thuận giữa hai nước cùng tuần tra trên không và trên bộ đã bị Mỹ khước từ. Hay nói một cách khác, các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ không hỗ trợ hay tham gia vào chiến dịch, vì quân Mỹ đã đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.
Trước đó, hôm 7-10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định rút quân đội Mỹ khỏi khu vực Đông Bắc Syria nhằm mở đường cho một chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria.
Ông Trump cho rằng, đã tới lúc Mỹ thoát khỏi các cuộc chiến nực cười không có hồi kết và đưa quân đội về nước. Ông Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ chỉ chiến đấu khi có lợi và chỉ chiến đấu để giành thắng lợi. Theo ông Trump, đã tới lúc Thổ Nhĩ Kỳ, châu Âu, Syria, Iran, Iraq, Nga và các lực lượng người Kurd cần tìm cách giải quyết tình hình ở Syria cũng như có trách nhiệm về các tay súng IS bị bắt giữ ở Syria.
Hãng tin RT đánh giá, Mỹ dường như đã đạt được mục tiêu trước mắt ở khu vực là đánh bại IS và bắt giữ hàng trăm tay súng. Giờ đây, chính quyền ông Trump sẽ để cho Thổ Nhĩ Kỳ tiếp quản Syria.
Mặt khác, Chính phủ Mỹ cũng đã thúc giục Pháp, Đức cùng nhiều nước châu Âu có chiến binh tham gia IS bị bắt giữ hãy tiếp nhận để họ hồi hương nhưng các nước đều từ chối. Mỹ sẽ không giữ họ vì chi phí quá lớn. Cho nên Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây phải chịu trách nhiệm cho tất cả các chiến binh IS ở khu vực đã bị bắt trong 2 năm qua.
Tuy nhiên, Wasington không nhắc đến số phận người Kurd ở Syria, vốn được coi là đồng minh thân cận của Mỹ đóng vai trò tích cực trong tiêu diệt IS tại Syria nhưng bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là mối đe dọa cần loại bỏ. Việc rút quân khỏi miền Bắc Syria được coi là một thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời là một động thái ngầm hiểu Washington đã bật đèn xanh cho Ankara tấn công các lực lượng người Kurd.
Quyết định rút quân đội Mỹ khỏi miền Bắc Syria của ông Trump đã vấp phải sự chỉ trích của các thành viên thuộc hai đảng trong Quốc hội Mỹ và hiện đang có ý kiến có thể sẽ đề xuất trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nếu vẫn tiến hành chiến dịch quân sự tại đây.
Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, quyết định này gây ra mối đe dọa đối với an ninh và ổn định khu vực, đồng thời gửi đi một thông điệp tới Nga, Iran cũng như các đồng minh của Mỹ, rằng “Washington không còn là một đối tác đáng tin cậy”. Bà Pelosi cũng kêu gọi ông Trump đảo ngược quyết định này. Cùng quan điểm với bà Pelosi, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell tuyên bố việc nhanh chóng rút các lực lượng Mỹ ra khỏi Syria là “có lợi cho Nga, Iran và chính quyền Tổng thống Syria Bashar Al-Assad”. Trong khi đó, Pháp, một trong những đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Âu cảnh báo rằng việc Mỹ rút quân khỏi Syria có thể sẽ tạo điều kiện cho IS hồi sinh.
Trong một động thái liên quan, mới đây Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ phá bỏ nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này vượt quá giới hạn trong cuộc tấn công quân sự ở Syria. Bất kể trước đó ông đã mở đường cho chiến dịch quân sự của đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Mỹ tại miền Bắc Syria.
Về phía Syria, Lực lượng Dân chủ (SDF) nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một cuộc tấn công vào các khu vực do họ kiểm soát và đe dọa họ sẽ biến thành một cuộc chiến tranh toàn diện.
Những lo ngại trên của SDF hoàn toàn có lý do chính đáng. Bởi lẽ, khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân xâm lược Syria thì sẽ có hai kịch bản xảy ra: một là, họ buông xuôi đầu hàng; hai là, họ phải cầm súng chiến đấu một mất một còn. Theo giới phân tích thì kịch bản thứ hai nhiều khả năng sẽ xảy ra nhiều hơn.
HN tổng hợp
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Phó thủ tướng: Tăng trưởng kinh tế quý I cao nhất trong 10 năm
- ·Nguyễn Cao Trí rải tiền hối lộ cho những ai để thâu tóm dự án Đại Ninh?
- ·10 giờ truy bắt đối tượng người Trung Quốc dùng dao cướp tiền ở siêu thị
- ·Biển số xe trúng đấu giá có phải là tài sản?
- ·Nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
- ·Vụ Sài Gòn Đại Ninh: Cựu Bí thư Lâm Đồng Trần Đức Quận nhận hối lộ 2,1 tỷ đồng
- ·Triệu tập nhóm 'quái xế' tông tử vong cô gái chờ đèn đỏ ở Hà Nội
- ·Điều tra vụ ca sĩ Chi Dân nghi liên quan ma túy
- ·100% đơn vị, cơ quan Hà Nội hướng tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần
- ·10 giờ truy bắt đối tượng người Trung Quốc dùng dao cướp tiền ở siêu thị
- ·3 biện pháp cho Chính phủ và doanh nghiệp đẩy mạnh số hóa
- ·Chở người ngồi trên ô tô không thắt dây an toàn bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·Phó Tổng Thanh tra Chính phủ bị cáo buộc nhận 10 tỷ của đại gia Nguyễn Cao Trí
- ·Đâm 2 người thương vong, nam thanh niên lĩnh 20 năm tù
- ·Nổ bình ga khi đang nấu ăn, thai phụ cùng con gái bị bỏng nặng
- ·Trương Mỹ Lan xin lại biệt thự cổ, du thuyền, 19 ô tô
- ·Tài sản thừa kế nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
- ·Khởi tố giám đốc ban quản lý huyện ở Quảng Nam để thất thoát hơn 12 tỷ đồng
- ·Tránh nhầm lẫn giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn
- ·Hai người bị máy kéo cán chết ở Đắk Lắk: Lời khai của người khởi động xe