【bong da.net.vn】Huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng là yêu cầu cấp thiết
Thu hút 52 tỷ USD triển khai các dự án PPP
Theo Bộ KH&ĐT, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định việc "xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn" là một trong 3 đột phá chiến lược. Trong đó, ưu tiên tập trung đầu tư cho 4 lĩnh vực trọng tâm là hạ tầng giao thông; hạ tầng cung cấp điện; hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu và hạ tầng đô thị lớn.
Phát biểu tại Hội thảo “Quản trị, huy động vốn và phát triển cơ sở hạ tầng - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” được tổ chức ngày 16/1 trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2019, ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho hay, thời gian qua kết cấu hạ tầng của Việt Nam đã được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ hiện đại và cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Hạ tầng giao thông vận tải quy mô lớn đã được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo kết nối giữa các vùng miền trong cả nước. Hạ tầng năng lượng được đầu tư cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Bên cạnh đó, hạ tầng thủy lợi được tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp theo hướng đa mục tiêu, nhiều dự án trọng điểm, quy mô lớn. Hạ tầng đô thị cũng được quan tâm đầu tư, nhất là ở các thành phố lớn.
Về nguồn lực đầu tư, theo ông Vũ Đại Thắng, bên cạnh sử dụng vốn đầu tư nhà nước, Chính phủ cũng đã thúc đẩy vốn đầu tư tư nhân, đặc biệt thông qua phương thức đầu tư hợp tác công – tư (PPP).
“Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai được 147 dự án (không tính các dự án theo loại hợp đồng BT) với tổng mức đầu tư khoảng 1.144.152 tỷ đồng, tương đương 52 tỷ USD. Những dự án với nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân quan trọng này đã góp phần cải thiện rõ rệt chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ KH&ĐT cũng thừa nhận, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đều có những tồn tại, hạn chế nhất định trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
Điều này là do quy mô nền kinh tế không lớn, khả năng tích lũy hạn chế dẫn đến việc duy trì mức đầu tư cao từ ngân sách nhà nước sẽ tạo áp lực lớn cho việc bảo đảm cân đối vĩ mô, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.
Bên cạnh đó, đầu tư lớn cho kết cấu hạ tầng gây áp lực trần nợ công cao. Trong khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, điều này đồng nghĩa với việc nguồn vốn vay nước ngoài dành cho phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng giảm và sẽ phải vay vốn ưu đãi với mức lãi cao hơn.
Khẩn trương xây dựng khung pháp lý về PPP
Đại diện Bộ KH&ĐT cũng liệt kê thêm một loạt các hạn chế trong đầu tư cơ sở hạ tầng, như: việc duy trì và cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cũng là một thách thức lớn đối với toàn nền kinh tế.
Ngoài ra, các điều kiện thu hút đầu tư từ tư nhân vẫn còn hạn chế do nhà nước chưa có đủ nguồn lực tham gia cùng tư nhân.
“Năng lực thực hiện còn yếu, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh. Đặc biệt còn thiếu cơ chế đảm bảo, bảo lãnh, chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư ví dụ các rủi ro doanh thu, chuyển đổi ngoại tệ. Đồng thời tính thực thi chưa đảm bảo minh bạch của thị trường”, Thứ trưởng Thắng nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ KHD&ĐT cũng cho biết, thị trường vốn tại Việt Nam chưa phát triển, trong khi các ngân hàng thương mại còn hạn chế về khả năng cấp tín dụng cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; công tác quản lý nhà nước về đầu tư còn hạn chế, bao gồm cả việc quản lý vốn đầu tư, kiểm tra, giám sát và sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành, các địa phương… cũng là những tồn tại trong phát triển kết cấu hạ tầng tại Việt Nam.
Theo đó, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu phát triển đồng bộ hạ tầng thời gian tới với những dự án lớn về giao thông vận tải như tuyến đường bộ, cao tốc phía đông đất nước, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường sắt tốc độ cao… thì việc đề xuất những giải pháp toàn diện, trong đó có giải pháp về cơ chế chính sách để quản trị và huy động vốn đầu tư là yêu cầu cấp thiết với Việt Nam trong giai đoạn tới”.
Hiện nay Bộ KH&ĐT đang khẩn trương sửa đổi, xây dựng khung pháp lý liên quan đến đầu tư thông qua mô hình hợp tác công tư (PPP) để có thể huy động thêm nguồn lực tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Được biết, Quỹ tiền tệ quốc tế, các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, AFD, JBIC, JICA... các tổ chức của Hàn Quốc, Nhật Bản… và các cơ quan nghiên cứu như KDI-PIMAC, các tư vấn, chuyên gia quốc tế... đã, đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc nghiên cứu, đánh giá cũng như việc hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư công và đầu tư theo hình thức PPP.
Theo Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, điều này đã góp phần giúp cải thiện cơ chế để quản trị, nâng cao hiệu suất đầu tư công, đặc biệt là những nghiên cứu, phát kiến về huy động vốn đổi mới sáng tạo cho kết cấu hạ tầng kèm theo khuyến nghị về phân bổ rủi ro cho các bên liên quan.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm quốc tế được các chuyên gia chia sẻ sẽ là bài học kinh nghiệm quy báu cho Việt Nam trong quá trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong thời gian tới.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xử lý nghiêm sai phạm tại Công ty TNHH MTV Ðầu tư và Xây dựng Tân Thuận
- ·Đơn vị muốn cung cấp hóa đơn điện tử phải có ít nhất 5 nhân sự
- ·Bất ngờ với lương Chủ tịch Vietnam Airlines
- ·Bản tin Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 4/2021
- ·Doanh nghiệp đồng hành cùng quyền lợi người tiêu dùng khi diễn biến phức tạp của dịch Covid
- ·Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu xử nghiêm gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng
- ·Ngó sen ẩn mình dưới bùn nước, đặc sản trắng ngần chỉ hè mới có
- ·Xuất khẩu sang EU: Những điều cần lưu ý
- ·Tổng kết 9 tháng đầu năm các ngân hàng tiếp tục khoe lãi 'khủng'
- ·Quảng Ninh: Dịch Covid
- ·Đơn giản, bốn mùa sông vẫn chảy
- ·155.000 phương tiện nhập khẩu không phải xác nhận tờ khai nguồn gốc
- ·Khánh thành nhà máy sản xuất máy biến áp 220
- ·Cần Thơ: Bám sát kịch bản thu ngân sách theo diễn biến dịch bệnh
- ·Quảng Ninh: Bất lực nhìn than lậu chui vào... nhà máy nội
- ·CPMB: Thúc tiến độ thi công các dự án truyền tải 2020
- ·Công nghiệp hỗ trợ: Định hình là ngành trọng yếu
- ·126.000 hồ sơ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia trong quý 1
- ·Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc quyết định đầu tư vào Hà Nội
- ·Giá xăng dầu dự kiến giảm mạnh, doanh nghiệp đua nhau xả hàng