【cái hôm nay】Vụ bệnh nhân tử vong sau mổ: Bác sĩ Bệnh viện Bình Dân bị đình chỉ hành nghề 6 tháng
Bệnh viện Bình Dân cũng khẳng định đơn vị không hợp tác, hỗ trợ chuyên môn với Bệnh viện đa khoa Bưu Điện.
Việc bác sĩ S., phẫu thuật ngoài giờ tại bệnh viện này không xin phép đơn vị. Qua làm việc, bác sĩ S., cũng khẳng định không "cò kéo" bà B.H.S. (bệnh nhân đã tử vong) qua Bệnh viện đa khoa Bưu Điện phẫu thuật.
Trước đó, theo phản ánh của gia đình bệnh nhân B.H.S, bác sĩ P.V.S đã đưa bệnh nhân S. ra Bệnh viện đa khoa Bưu điện mổ lồng trong trực tràng mặc dù trước đó bà S. khám tại Bệnh viện Bình Dân. Sau mổ, bệnh nhân bị xuất huyết ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ... và được phẫu thuật lần 2.
Cụ thể, ngày 7/2, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bình Dân với các triệu chứng đau âm ỉ vùng hạ vị, kèm táo bón kéo dài nhiều năm. Bà B.T.S., được chỉ định chụp MRI vùng chậu, bụng và được chẩn đoán lồng trong trực tràng hậu môn mức độ nhẹ. Theo hội đồng chuyên môn hướng điều trị nội khoa, tập sàn chậu là phù hợp với chẩn đoán lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, sau khi có kết quả chụp MRI vào ngày 8/2 bệnh nhân không quay lại tái khám ở Bệnh viện Bình Dân. Sau đó, bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Bưu điện vào ngày 14/4 và bị tử vong.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Hội đồng đồng kỷ luật Bệnh viện Bình Dân đã họp và thống nhất hình thức kỷ luật khiển trách bác sĩ S. trước toàn thể bệnh viện vì khám bệnh ngoài giờ không xin phép đơn vị gây hậu quả nghiêm trọng.
Sở Y tế TP.HCM cũng đã lập Hội đồng chuyên môn xem xét về nguyên nhân tử vong của bệnh nhân B.H.S. Kết quả, theo hội đồng chuyên môn, bà S. chết do sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan không hồi phục, viêm phúc mạc do bục miệng nối trực tràng sau phẫu thuật STARR.
Khả năng bục miệng nối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như lỗi kim bấm siết không đủ chặt nên phẫu thuật viên phải khâu tăng cường một mũi; tiền sử bệnh nhân đã được mổ u xơ tử cung, có thể tạo sẹo co kéo làm thay đổi cấu trúc giải phẫu vùng chậu; miệng nối căng có thể do thoát vị túi và lồng trong chưa nhiều. Đây là một trong những biến chứng có khả năng xảy ra theo tổng kết của y văn thế giới vào những năm 2008, 2011, 2017 và nguyên nhân chưa được xác định. Diễn tiến nhanh dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc sau bục miệng nối trực tràng vì đây là vùng nhiều loại vi khuẩn có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn nặng.
Liên quan quá trình điều trị, hội đồng chuyên môn kết luận trong quá trình tiếp nhận, chăm sóc, chẩn đoán điều trị bệnh nhân S., Bệnh viện Đa khoa Bưu điện có sai sót chuyên môn. Bệnh nhân được chẩn đoán rõ ràng vào tháng 2/2018 tại BV Bình Dân nhưng chỉ định phẫu thuật vào tháng 4/2018 tại Bệnh viện đa khoa Bưu điện là chưa phù hợp.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thí điểm hệ thống vé điện tử liên thông cho vận tải hành khách công cộng tại thành phố Hà Nội
- ·Hai nhà khoa học giành giải Nobel Y Sinh nhờ vắc xin Covid
- ·Sáng suốt chọn kênh đầu tư "an toàn" trong khủng hoảng
- ·Bé gái 6 tuổi ở TP.HCM tử vong bất thường sau khi ăn bánh đêm Trung thu
- ·Vinhomes cùng Vincom Retail và các đối tác chiến lược phát triển điểm đến Mega Grand World Hanoi
- ·Bữa ăn lành mạnh thuần chay giúp tăng cường sức khoẻ
- ·Giới đầu tư găm giữ tiền mặt, giá USD tăng mạnh
- ·Sở Y tế TP.HCM lên tiếng về vụ bác sĩ uống bia lái xe gây tai nạn
- ·Cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng: Báo chí phải ở tuyến đầu
- ·Tác dụng và tác hại của nước mắm với sức khỏe
- ·Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID
- ·Người đàn ông muốn giảm mỡ, giảm cân bác sĩ khuyên ăn nhiều
- ·Gặp tai nạn hy hữu khi đá bóng, nam sinh bị chấn thương sọ não
- ·Ngân hàng chấp nhận giảm lãi để hỗ trợ khách hàng
- ·“Chương trình Ánh sáng học đường” trao tặng mũ bảo hiểm và học bổng cho học sinh Tây Ninh
- ·Bấp bênh xuất khẩu nông sản
- ·Hai cách đơn giản phòng ung thư nhiều người không biết
- ·Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi MEDLATEC ‘phủ sóng’ 54 tỉnh thành
- ·TPHCM siết chặt hoạt động kinh doanh thuốc lá
- ·10 loại thực phẩm vàng người bệnh trĩ không được bỏ qua