会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【số liệu thống kê về real betis gặp real madrid】Cơ chế nào cho “siêu ủy ban” nắm gần 5 triệu tỷ vốn Nhà nước?!

【số liệu thống kê về real betis gặp real madrid】Cơ chế nào cho “siêu ủy ban” nắm gần 5 triệu tỷ vốn Nhà nước?

时间:2024-12-23 16:56:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:119次

co che nao cho sieu uy ban nam gan 5 trieu ty von nha nuoc

Ảnh minh họa.

DNNN đang nắm tài sản gần 5 triệu tỷ đồng

Dẫn số liệu từ năm 2014 của gần 800 DN mà Nhà nước nắm 100% vốn, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho hay tổng tài sản của số DN này lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu là hơn 1,2 triệu tỷ đồng.

Nếu tính toàn bộ các DN mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn và trên 50% vốn thì tổng nguồn vốn kinh doanh hay tổng tài sản lên đến hơn 5 triệu tỷ đồng. Con số “khổng lồ” này, theo ông Cung, tính theo giá thị trường lớn hơn rất nhiều.

Nhưng những tai tiếng mà các “quả đấm thép” nắm giữ hàng triệu tỷ đồng này gây ra thời gian qua gắn liền với những dự án lãng phí, tham nhũng, thất thoát… khiến dư luận không khỏi bức xúc. Kinh nghiệm quá khứ cũng đã chỉ ra thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, thậm chí tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật là do quản lý giám sát của chủ sở hữu nhà nước kém hiệu quả, không rõ trách nhiệm.

Trong hội thảo mới đây về quản lý vốn chủ sở hữu ở DNNN, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: Đảo ngược xu thế này là một mệnh lệnh. Nhưng chừng nào chưa quy trách nhiệm cho ai, chừng đó chưa đảo ngược được xu thế này. Trước hết, cần phải xóa bỏ chức năng quản lý DNNN của các bộ và thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý vốn nhà nước.

Đây chính là chủ trương được đề cập trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Nghị quyết ghi rõ: Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, UBND đối với vốn, tài sản nhà nước tại các DN; thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, hiện Chính phủ đang nghiên cứu thành lập một “siêu ủy ban” với tên gọi dự kiến là “Ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN”.

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng: “Với một khối tài sản khổng lồ ở các DNNN hiện nay thì việc thành lập cơ quan cấp bộ chuyên trách chắc chắn sẽ tăng hiệu quả sử dụng vốn, tài sản Nhà nước. Đây là một tiềm năng, một dư địa tăng trưởng cần tận dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đạt đến thịnh vượng trong giai đoạn 2016 - 2020. Khu vực này đang tồn tại nhiều yếu kém trong quản lý, kinh doanh vốn, tài sản Nhà nước, có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng nếu cải thiện hiệu quả quản trị”.

Mặt khác theo vị chuyên gia này, việc thực hiện quyền sở hữu Nhà nước sẽ mang lại nhiều lợi ích. Trước hết là tránh xung đột lợi ích trong thực hiện chức năng của Nhà nước. Tách chức năng thực hiện quyền sở hữu Nhà nước ra khỏi chức năng làm chính sách và điều tiết thị trường. Ba chức năng này đều của Nhà nước nhưng khi thực hiện nó tập trung vào một bộ sẽ xung đột về mặt lợi ích dẫn tới một môi trường kinh doanh méo mó, phân bổ nguồn lực không công bằng, không bình đẳng, thiếu cạnh tranh, dẫn tới sự kém hiệu quả của nền kinh tế.

“Việt Nam đang hội nhập, các quốc gia ký FTA với Viêt Nam đều yêu cầu DNNN phải hoạt động minh bạch và trách nhiệm giải trình, đảm bảo tính trung lập trong nền kinh tế. Vì vậy phải tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước ra khỏi các chức năng quản lý khác. Thành lập một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước thực sự là một yêu cầu của hội nhập”, ông Nguyễn Đình Cung chia sẻ.

Nhiều khó khăn và trở lực

Việc thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý vốn, tài sản nhà nước tại các DNNN là một thách thức vì nó liên quan đến lợi ích của nhiều bộ, địa phương và DNNN. Nhưng theo ông Nguyễn Đình Cung, không có lợi ích nào lớn bằng lợi ích quốc gia.

“Việc sắp xếp bộ máy này làm thay đổi quyền lực, quyền lợi của nhiều cơ quan. Chính vì vậy sẽ có nhiều lý do, rào cản và có thể còn có sự vận động để đẩy lùi quá trình nâng cao hiệu quả quản lý vốn, tài sản DNNN hiện nay. Để thực hiện được đổi mới này trước hết cần quyết tâm chính trị của các bộ, địa phương. Chính phủ cũng đã có kế hoạch để thực hiện chủ trương này và cái quan trọng bây giờ là hành động, bắt tay vào làm” – ông Nguyễn Đình Cung lưu ý.

Ông Phạm Đức Trung, Phó Trưởng Ban nghiên cứu cải cách và phát triển DN (CIEM) liệt kê một loạt những e ngại liên quan đến thành lập “siêu ủy ban” quản vốn nhà nước. Đó là khả năng dồn quá nhiều nguồn lực Nhà nước vào một cơ quan có nên không? Thành lập cơ quan mới tăng biên chế trong bối cảnh tinh giảm biên chế hiện nay có phù hợp không; quá trình cổ phần hóa DNNN dẫn tới lượng vốn Nhà nước ở DNNN sẽ giảm đi thì thành lập cơ quan này có hiệu quả hay không?

Nhiều đại diện của cơ quan chủ sở hữu, các DNNN tham dự bày tỏ sự ủng hộ việc thành lập ủy ban quản lý vốn nhà nước. Đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bày tỏ sự đồng tình tách bạch chức năng quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN trước Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương – đơn vị đang nắm quyền chủ sở hữu ở nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước “khủng” lại tỏ ra dè dặt hơn. Vị đại diện này cho rằng cần một cơ sở pháp lý cụ thể hơn, phải cân nhắc thời điểm hình thành, bởi làm ngay sẽ làm chững lại quá trình cổ phần hóa.

Đại diện Cục Tài chính DN- Bộ Tài chính khẳng định: Tôi không phản đối chủ trương này. Nhưng theo kế hoạch từ 2016-2020 số lượng DNNN không nhiều. Nếu chỉ còn vài trăm DNNN thì vai trò của cơ quan chuyên trách phần vốn nhà nước này sau đó sẽ thế nào? Đương nhiên tiền nhà nước bây giờ không đầu tư vào DNNN thì vẫn vào thành phần kinh tế khác nhưng chức năng hoàn toàn thay đổi.

Vị cán bộ của Bộ Tài chính cũng đắn đo nếu xác định cơ quan chuyên trách phần vốn nhà nước là cơ quan nhà nước hưởng chế độ từ ngân sách thì không thay đổi được gì.

Chia sẻ với những quan điểm này, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng: Đây là cơ quan chuyên trách mang nặng tính kinh doanh đầu tư vốn nhà nước. Từ đó cần thiết kế bộ máy của cơ quan này giống như một doanh nghiệp chứ không phải một cơ quan hành chính. Những người làm việc ở đây là nhà đầu tư chuyên trách, không phải công chức. Lương của họ không phải trả theo ngạch công chức mà giống như trả cho doanh nhân, theo kết quả làm việc.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Đốt pháo và trách nhiệm hình sự
  • Hải quan bố trí lực lượng làm thủ tục ngày giỗ Tổ
  • Sẽ sửa đổi mô tả hàng hóa của máy biến dòng
  • ‘Song Hải’ chưa chưa đạt kỳ vọng thầy Park tại AFF Cup 2022
  • Mời chia sẻ câu chuyện về “Tình yêu không tuổi”
  • Kết quả AFF Cup 2022
  • Sửa chính sách để chặn gian lận hoàn thuế GTGT
  • Khối ngoại rút hơn 3 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán Hàn Quốc
推荐内容
  • Chị nhường anh ấy cho em đi!
  • Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ chúc tết cán bộ chiến sĩ Công an huyện Quảng Điền
  • Giá vé bán kết bán kết AFF Cup 2022 tăng mạnh
  • Đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân
  • Làm quen, đi nhà nghỉ rồi… biến mất
  • Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ