【nhận định hạng 2 đức】Duy trì “không gian tài khóa” giữ vững an toàn tài chính công
Năm 2024 Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Ảnh tư liệu |
Nhiều thách thức cải cách hệ thống thuế
Theo ông Trương Bá Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), trong 10 năm qua, cùng với việc kịp thời ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp tại những thời điểm tăng trưởng kinh tế khó khăn, sản xuất đình trệ, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam cũng đã được sửa đổi, bổ sung khá đồng bộ, đảm bảo sự kết gắn giữa đổi mới, cải cách về chính sách với yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế.
Sự phát triển của doanh nghiệp là giải pháp hiệu quả nhất "Chúng ta phải coi sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp là giải pháp hiệu quả nhất cho việc phát triển bền vững nền tài chính công, đảm bảo cân đối tài khóa". Ông Trương Bá Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính). |
.Việc sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế đã chú trọng đến các yêu cầu quan trọng là nuôi dưỡng và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN); đảm bảo minh bạch, đơn giản, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; khuyến khích đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu; phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, các chính sách thuế về cơ bản đã thúc đẩy công bằng xã hội, điều tiết hợp lý thu nhập và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống thuế khá đồng bộ, phù hợp với bối cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, bối cảnh những năm tới đây cũng đang đặt ra không ít thách thức cho Việt Nam, trong việc thực hiện cải cách hệ thống chính sách thuế. Theo ông Tuấn, hiện nay các “mô hình kinh doanh mới” và các giao dịch xuyên biên giới dựa trên nên tảng công nghệ số xuất hiện ngày càng nhiều. Sự phát triển thương mại điện tử dẫn đến sự ra đời nhiều loại hình dịch vụ, đặt ra nhiều thách thức với cơ quan thuế.
Theo đó, cơ quan thuế gặp nhiều thách thức trong việc xác định bản chất giao dịch, vai trò của từng bên tham gia giao dịch, doanh thu, chi phí, thu nhập để vừa quản lý thu thuế phát sinh với hoạt động này, vừa để tạo công bằng trong môi trường kinh doanh cũng như tạo thuận lợi cho loại hình kinh doanh này phát triển. Các quy định về quản lý giao dịch qua biên giới cần phải được nghiên cứu, điều chỉnh để ứng phó với các xu thế mới, nhất là khi yêu cầu về “sự hiện diện vật lý” trong xác định cơ sở thường trú không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Bên cạnh đó, cơ cấu và mức độ động viên NSNN còn chưa thực sự bền vững. Thu NSNN còn dựa vào các khoản thu từ vốn, các khoản thu có tính chất một lần, không tái tạo. Thực tiễn này cũng đang đặt ra các sức ép khá lớn cho việc phải đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thống chính sách thuế.
Hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội
Ảnh minh họa |
Tại Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025, Bộ Tài chính hướng đến việc mở rộng cơ sở thu, phấn đấu thu nội địa chiếm tỷ lệ khoảng 85 - 86% tổng thu; định hướng điều chỉnh hàng loạt sắc thuế trọng yếu; hạn chế tối đa lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật thuế...
Trong đó, Bộ Tài chính chủ trương hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật thuế và chính sách miễn, giảm, bảo đảm tính trung lập của thuế, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho NSNN. Đây cũng là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế cả trong và ngoài nước đồng tình nêu quan điểm khi bàn về các chính sách hỗ trợ thuế thời gian qua.
Có ý kiến cho rằng, Bộ Tài chính đã khôn khéo trong điều hành chính sách tài khóa, vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế, nhưng không ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách, đảm bảo nguồn cho các nhiệm vụ chi trong dự toán, cũng như chi cho các nhiệm vụ cấp bách, phát sinh. Những năm qua, Bộ Tài chính đã có kinh nghiệm trong điều hành và đã có những thành công. Tuy nhiên, thực tế mỗi năm đều có những thuận lợi và thách thức đan xen, cần phải tiếp tục linh hoạt, sáng tạo và khôn khéo trong điều hành.
Một trong những nhóm giải pháp quan trọng được Bộ Tài chính tập trung triển khai trong năm 2024 và những năm tiếp theo là quyết liệt công tác thu NSNN, tăng cường quản lý thanh tra, kiểm tra, cải cách thủ tục hành chính, phấn đấu tăng thu ở những địa bàn, lĩnh vực để bù đắp số thu bị giảm do thực hiện chính sách.
Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại NSNN trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tăng cường nội lực, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính quốc gia.
Theo ông Trương Bá Tuấn, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để đảm bảo an ninh, an toàn nền tài chính công, quản lý chặt chẽ bội chi và việc vay nợ của chính quyền địa phương, đảm bảo duy trì được “không gian tài khóa” đủ rộng để có thể đối phó với các biến động bất lợi của tình hình kinh tế vĩ mô trong tương lai, đảm bảo việc vay nợ cần phải được đặt trong mối tương quan chung với kế hoạch và khả năng trả nợ, với chi phí vay nợ và mức độ rủi ro hợp lý.
Ông Tuấn cũng cho rằng, cần tiếp tục thực hiện điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thận trọng; phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Coi ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố cốt lõi là tiền đề quan trọng để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, các giải pháp về tài khóa, trong đó có chính sách thuế, cũng cần hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp.
Trong điều hành, Bộ Tài chính thường xuyên rà soát và chủ động tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách thuế, phí, lệ phí hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đã được ban hành để kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền các giải pháp phù hợp trong trường hợp tình hình kinh tế trong nước và quốc tế tiếp tục biến động bất lợi trong thời gian tới đây./.
(责任编辑:La liga)
- ·Kiểm tra chất lượng xe khách vào dịp tết
- ·Dự án BOT cảng hàng không Phan Thiết: Ẩn số nhà đầu tư mới
- ·Hải Dương phân bổ 9.200 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024
- ·Thu hồi đất dự án hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Gio Linh Quảng Trị
- ·Bóc mẽ những chiêu ăn cắp vặt ở văn phòng
- ·Westfood đầu tư Nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn tại Hậu Giang
- ·Hợp tác với vùng Ile
- ·Cà Mau tạo động lực để phát triển bền vững
- ·Căn hộ nhỏ 'cứu' nhiều ước mơ lớn
- ·Quảng Ninh liên tục đón dòng vốn ngoại chất lượng
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 8/2014
- ·Giải pháp để Cà Mau phát triển bền vững
- ·Thanh Hoá: Đại Dũng Nghi Sơn đầu tư dự án cơ khí công nghệ cao 500 tỷ đồng
- ·RCEP giúp Việt Nam thu hút thêm vốn đầu tư nội khối
- ·Sống với một người nhưng con lại của người khác
- ·Doanh nghiệp FDI có thể tìm thấy cơ hội đầu tư từ Nghị quyết 98
- ·Rõ dần cơ chế lấy cao tốc “nuôi” cao tốc
- ·Khai mạc Giải bóng đá thiếu niên toàn quốc 2024 vòng loại bảng tại Bình Dương
- ·Người yêu lừa dối vì mới quen trai... phố cổ
- ·Giải bóng đá lão tướng thế giới lần thứ 16: Việt Nam rơi vào bảng đấu “tử thần”