【kqbd cup bdn】Thủ tướng chỉ thị triển khai thí điểm xử lý nợ xấu
Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, trong đó quy định một số biện pháp xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của tổ chức tín dụng, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, khả thi để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu bảo đảm các tổ chức tín dụng tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.
Để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết 42/2017/QH14, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo triển khai kịp thời, hiệu quả các quy định tại Nghị quyết, đồng thời chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; phát huy vai trò Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong xử lý nợ xấu.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng).
Chuẩn bị điều kiện bảo đảm thực hiện
Nhằm chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết, hoàn thành trước ngày 15/8/2017.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Nghị quyết. Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC theo quy định tại Nghị quyết. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết phải ban hành trước ngày 15/8/2017.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tư pháp chỉ đạo cơ quan thi hành án các cấp thực hiện các quy định về thi hành án dân sự liên quan đến khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, VAMC theo quy định tại Nghị quyết; tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhanh chóng, đúng pháp luật các bản án liên quan đến tín dụng, ngân hàng đã có hiệu lực pháp luật.
Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi tổ chức tín dụng, VAMC thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được xử lý theo quy định tại Nghị quyết.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị quyết.
Xử lý nợ xấu liên quan đến ngân sách nhà nước
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập phương án phân bổ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách trung ương và nợ xấu của chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ.
Chính quyền địa phương có trách nhiệm lập phương án phân bổ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách địa phương.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm giám sát, thanh tra, kiểm tra tổ chức tín dụng, VAMC trong việc thực hiện Nghị quyết.
Hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu
Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát và báo cáo Chính phủ về đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở thực tiễn áp dụng các quy định tại Nghị quyết trước ngày 15/8/2021.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng có trách nhiệm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị điều hành của tổ chức tín dụng, đặc biệt là quản trị rủi ro; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cấp tín dụng của tổ chức tín dụng để hạn chế nợ xấu phát sinh; tăng cường năng lực thanh tra, giám sát của hệ thống cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định về giao dịch bảo đảm.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thông báo khẩn số 4 của Bộ Y tế về các chuyến bay có hành khách mắc Covid
- ·Công bố danh sách 45 thủ tục hành chính thuế được bãi bỏ
- ·Học làm giò bì ngũ sắc rực rỡ đón Tết
- ·Hải quan TP.HCM: Sẽ tổ chức 10 hội nghị đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp
- ·Kiều bào tại Ba Lan trao tặng khẩu trang y tế cho tỉnh Vĩnh Phúc
- ·Xóa nợ thuế hơn 4,47 tỷ đồng cho doanh nghiệp Nhà nước ở Phú Yên
- ·Lai Châu: Phát hiện, xử lý 70 trường hợp xuất nhập cảnh trái phép
- ·Tuyển Việt Nam cần nâng cấp, nhưng bắt đầu từ đâu?
- ·Hà Nội sẽ thu phí xe vào nội đô, phụ thu thêm phí ô nhiễm
- ·Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn trở về Huế sau hơn nửa thế kỷ
- ·Diễn biến mới 5 vụ tai nạn tàu hỏa liên tiếp: Cục trưởng Đường sắt nhận phê bình
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 7/4/2024: Arsenal thắng to Brighton
- ·Thanh Hóa: Khởi tố 240 vụ án với 350 bị can liên quan đến “tín dụng đen”
- ·Nghị định 59 sửa quy định về khai hải quan
- ·Thông tin mới nhất vụ cháy tàu chở dầu 2000 tấn ở cảng Đình Vũ
- ·Kết quả bóng đá Barca 3
- ·HLV Troussier ứng biến chậm khiến tuyển Việt Nam thua Indonesia
- ·6 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan
- ·Xây dựng “Sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội” trở thành niềm tự hào của Thủ đô
- ·Thông quan phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh sẽ nhanh gọn hơn