【kết quả cup fa】Huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
Thúc đẩy phát triển tài chính xanh bền vững,độngtàichínhxanhphụcvụtăngtrưởngbềnvữngvàcơcấulạidoanhnghiệpnhànướkết quả cup fa bảo vệ môi trường |
Hội nghị do Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức. Hội nghị quốc tế có sự tham dự trực tiếp và trực tuyến tại hội nghị có 30 quỹ đầu tư và tài chính quốc tế; một số bộ, ngành, địa phương của Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là những mục tiêu lớn của Chính phủ Việt Nam nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ môi trường. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050” với mục tiêu tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa cacbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị |
Triển khai Chiến lược này, với vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn, quan trọng của cả nước, chiếm gần 65,3% tổng tài sản và gần 63% tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước hiện nay, Ủy ban đang xây dựng và thực hiện Chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý, trong đó tập trung vào một số định hướng.
Trong đó, huy động hiệu quả mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban trên cơ sở khoa học, kỹ thuật, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước theo tinh thần Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát triển các tập đoàn, tổng công ty gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Cùng với đó, thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có năng lực và kinh nghiệm nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Ưu tiên phát triển/hợp tác phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ số, công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
Hội nghị quốc tế về “Tăng cường hợp tác với các quỹ đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước” diễn ra tại Hà Nội |
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh, "chúng ta đều cùng chung nhận thức rằng, việc chuyển đổi sang tăng trưởng xanh là hết sức cấp thiết nhưng cũng sẽ đòi hỏi huy động nguồn lực rất lớn cho việc triển khai các dự án thân thiện môi trường, đổi mới công nghệ, quy hoạch, phát triển hạ tầng cơ sở…. Do vậy, để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho việc thực hiện các mục tiêu nêu trên, ngoài nguồn lực quan trọng của các doanh nghiệp trong nước thì việc hợp tác với các quỹ đầu tư, nhất là các quỹ đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết".
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, thời điểm này được kỳ vọng kinh tế toàn cầu được phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhưng hiện nay con đường đó đang hết sức khó khăn, mang lại nhiều thách thức cho các nước, nhất là các nước đang phát triển trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng kinh tế-xã hội cũng như các mục tiêu phát triển bền vững. Trong khi đó, tăng trưởng bền vững là vấn đề toàn cầu, do đó việc thiết lập mối quan hệ đối tác công bằng, hợp tác công tư của nhiều bên hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Việc huy động các nguồn lực bên ngoài hiệu quả, kết hợp với nguồn lực trong nước trong việc phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững là yêu cầu cấp thiết.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị |
Ở cấp độ quốc tế, tăng trưởng bền vững là vấn đề toàn cầu với trách nhiệm chung của các quốc gia và các chủ thể tham gia. Do đó, việc thiết lập 2 quan hệ đối tác công bằng, đối tác công - tư và nhiều bên hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Các ngân hàng phát triển đa phương, các đối tác phát triển, các tập đoàn đa quốc gia, các quỹ toàn cầu ngày càng đóng vai trò tiên phong, quan trọng trong huy động và cung cấp các nguồn đầu tư, tài chính xanh, các nguồn lực công nghệ và con người cho phát triển.
"Đây cũng là tinh thần xuyên suốt được thể hiện qua các cam kết hành động mạnh mẽ, chia sẻ trách nhiệm chung, đề cao đoàn kết quốc tế được thể hiện tại các hội nghị đa phương quan trọng gần đây như COP26, COP27, Hội nghị Cấp cao APEC, ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh G20… và các cơ chế đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp" - Bộ trưởng Ngoại Giao thông tin.
Bên cạnh việc thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đẩy mạnh thu hút nguồn tài chính xanh từ các quỹ đầu tư với trọng tâm cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và tận dụng các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh.
Tại hội nghị, các đại biểu, khách mời, các đại diện quỹ đầu tư và tài chính quốc tế tham dự đã chia sẻ về định hướng hợp tác đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam; về huy động các nguồn tài chính quốc tế phục vụ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và tăng trưởng xanh; định hướng thu hút đầu tư nước ngoài/hợp tác đầu tư gắn với tiến trình cổ phần hóa và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; huy động tài chính xanh cho phát triển bền vững.
Ông Bùi Thanh Sơn thông tin, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đầu tư với tất cả các bạn bè quốc tế ở các khuôn khổ song phương và đa phương, trở thành điểm đến của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài. Trong 2 năm qua, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều thách thức, thì dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam và vẫn giữ tốc độ tăng trưởng khả quan, đạt hơn 31 tỷ USD trong năm 2021. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Vợ tôi chỉ giỏi xin lỗi, sau lưng vẫn phạm lỗi với chồng
- ·Stellantis “bắt tay” cùng Samsung SDI xây dựng nhà máy pin xe điện trị giá 2,5 tỷ USD ở Mỹ
- ·Quang Trung, BB Trần, Duy Khánh, Nam Thư 'thống lĩnh' webdrama.
- ·Tìm phương án tối ưu cho sử dụng ngôn ngữ trong khám, chữa bệnh
- ·Mua bán trẻ em có thể phạt mức tù chung thân
- ·Xã Tân Hưng (huyện Bàu Bàng): Tổ chức Hội nghị nhân dân năm 2024
- ·Pomina (POM) lỗ kỷ lục trong quý III/2022
- ·TP.Thủ Dầu Một: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 27% so với cùng kỳ
- ·Ô nhiễm môi trường đe dọa nghiêm trọng đến nguồn nước sạch sinh hoạt
- ·Chủ tịch Quốc hội: Vĩnh Long cần đa dạng hóa các nguồn lực để phát triển
- ·Thương cậu bé 9 năm chống chọi bệnh ung thư
- ·Chi bộ Công đoàn các khu công nghiệp Bến Cát: Lãnh đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị
- ·Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- ·VinFast giảm giá thuê pin hơn 50% cho những khách hàng đầu tiên ở California
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 4/ 2014
- ·Nắng nóng cực đoan, EVNNPC chủ động các giải pháp đảm bảo điện an toàn, tin cậy
- ·Hội Nông dân xã Tân Lập (huyện Bắc Tân Uyên): Phối hợp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật
- ·Các người đẹp rạng rỡ casting Hoa hậu Bản sắc Việt toàn cầu tại Hải Phòng
- ·Cha phụ hồ bất lực lo kiếm tiền cứu con ung thư mắt
- ·Nestlé đã chinh phục và trụ vững trong hàng triệu căn bếp như thế nào?