【kết quả hacken】Chứng khoán Việt có nhiều cơ hội phục hồi, ổn định
Hồi phục tăng dần về cuối quý
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vừa trải qua quý đầu năm với nhiều biến động do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước. Áp lực lạm phát,ứngkhoánViệtcónhiềucơhộiphụchồiổnđịkết quả hacken suy thoái kinh tế đã khiến các ngân hàng trung ương đẩy mạnh các chính sách thắt chặt tiền tệ. Cùng với đó, trong những tuần đầu tháng 3, sự sụp đổ của liên tiếp 3 ngân hàng tại Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate Capital và sau đó là Credit Suisse tại Thụy Sỹ càng làm giới đầu tư lo ngại về an toàn trên thị trường tài chính. Dưới các tác động đó, không chỉ TTCK Việt Nam mà các TTCK trên thế giới cũng biến động mạnh theo chiều hướng giảm.
Nguồn: vietdata.vn (số liệu theo chuẩn English). |
Ở trong nước, mặc dù nền kinh tế vẫn trong xu thế hồi phục nhưng cũng đã xuất hiện nhiều khó khăn như môi trường lãi suất cao, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ xuất hiện rủi ro thanh khoản… cũng tác động tới tâm lý nhà đầu tư trong nước.
Tuy vậy, trong giai đoạn cuối quý I vừa qua, TTCK Việt Nam cũng đón nhận một số thông tin tích cực đến từ sự hỗ trợ quyết liệt về chính sách gỡ khó cho doanh nghiệp, phục hồi kinh tế như: Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Nghị quyết 33/NQ-CP, hoạt động giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất điều hành... Đây là những thông tin tích cực giúp TTCK trong nước có chuỗi phiên hồi phục dài nhất kể từ tháng 8/2021.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, trước tác động mang tính tổng hòa cả quốc tế và trong nước, có thể nói, TTCK Việt Nam đã trải qua một quý đầu năm với nhiều biến động, tăng, giảm đan xen. Sau những bước hồi phục trở lại trong tháng 1/2023, TTCK Việt Nam tiếp tục có những phiên giảm điểm trong tháng 2. Bước sang tháng 3, trước những tin tức về bất ổn trong hệ thống ngân hàng tại Mỹ và châu Âu, TTCK Việt Nam đã trải qua một vài phiên giảm điểm nhưng sau đó đã hồi phục 9 phiên liên tiếp. Kết thúc phiên ngày 31/3/2023, chỉ số VN-Index đạt 1.064,64 điểm, tăng 57,55 điểm (+5,71%) so với cuối năm 2022 (ngày 30/12/2022: VN-Index đạt 1.007,09 điểm).
Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn tính tới cuối tháng 3 đạt gần 5.400 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,3% so với cuối năm 2022, tương đương 56,7% GDP ước tính năm 2022. Tuy vậy, thanh khoản thị trường cổ phiếu vẫn khá trầm lắng trong quý I/2023, với giá trị giao dịch bình quân phiên đạt khoảng 11.300 tỷ đồng/phiên.
Động lực cho tăng trưởng còn nhiều
Theo ông Phạm Hồng Sơn, diễn biến tình hình trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới phụ thuộc phần lớn vào các chính sách kinh tế vĩ mô và triển vọng kinh tế trong nước cũng như thế giới. Theo đó, trên thế giới, mặc dù xu hướng tăng lãi suất có dấu hiệu chậm lại, tuy nhiên, kinh tế toàn cầu vẫn dự báo còn nhiều thách thức, khó lường. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô quý I mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng đã cho thấy sự giảm tốc; đồng thời, sức khỏe doanh nghiệp niêm yết cũng chịu nhiều tác động sau thời kỳ hậu Covid để lại.
Tuy nhiên, theo đại điện UBCKNN, nếu xét trong tương quan với nhiều quốc gia trên thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng. Trên thực tế, nhiều tổ chức quốc tế vẫn đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
“Chúng tôi cũng kỳ vọng, những nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, TPDN, đẩy mạnh đầu tư công, hạ lãi suất cho vay… sẽ đem lại những tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Hơn nữa, chỉ số P/E của TTCK Việt Nam hiện đang ở mức 11 lần và được đánh giá ở mức hấp dẫn, thấp hơn so với hầu hết các thị trường khác trên thế giới. Tất cả những yếu tố trên cho thấy TTCK Việt Nam vẫn còn tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn” - Phó Chủ tịch UBCKNN kỳ vọng.
Theo dõi sát thị trường để có giải pháp phù hợp
Thông tin về các giải pháp nhằm hỗ trợ thị trường phát triển trong thời gian tới, ông Phạm Hồng Sơn cho biết, hiện UBCKNN đang rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn nhằm khắc phục ngay những bất cập, vướng mắc, đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững của TTCK.
Khối ngoại mua ròng mạnh cho thấy định giá hấp dẫn Điểm tích cực trong quý đầu năm là số lượng tài khoản nhà đầu tư tham gia tiếp tục gia tăng. Đến cuối tháng 2/2023, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt gần 7 triệu tài khoản, tăng 1,45% so với cuối năm 2022. Đồng thời, về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, tính từ đầu năm đến cuối tháng 3, khối ngoại đã mua ròng khoảng 7.000 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. Sự quay lại của nhà đầu tư nước ngoài cho thấy định giá cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn cho chiến lược đầu tư trung và dài hạn của khối ngoại. |
Theo lãnh đạo UBCKNN, cơ quan quản lý cũng đang đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành hệ thống công nghệ thông tin mới, nhằm tạo điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới trên TTCK và bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, liên tục, an toàn, hiệu quả; cũng như đẩy mạnh công tác tái cấu trúc TTCK, nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng của các định chế trung gian thị trường, thông qua việc tiếp tục thực hiện tái cấu trúc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo đề án đã được phê duyệt. Hiện UBCKNN cũng đang chỉ đạo các bên liên quan chuẩn bị nền tảng giao dịch TPDN riêng lẻ nhằm góp phần tăng cường tính minh bạch trên thị trường thứ cấp.
Cũng theo ông Phạm Hồng Sơn, trong bối cảnh các yếu tố tác động còn nhiều bất định, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế nói chung và TTCK nói riêng để chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời. Mặt khác, cùng với các giải pháp phù hợp để hỗ trợ thị trường phát triển, UBCKNN tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhằm tăng tính răn đe, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trên thị trường, hướng đến sự phát triển TTCK theo hướng minh bạch và bền vững.
Cũng trong thời gian tới, “UBCKNN sẽ tích cực phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng TTCK Việt Nam theo lộ trình đã đặt ra nhằm thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam” - ông Phạm Hồng Sơn cho biết thêm.
* Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam:
Thị trường quý II được dự báo đi ngang
Ông Trần Đức Anh |
Xét riêng trong quý II, chúng tôi cho rằng, xu hướng hạ lãi suất trong nền kinh tế, cũng như các tín hiệu tích cực hơn từ chính sách điều hành của FED sẽ là yếu tố chính hỗ trợ xu hướng thị trường. Ở chiều ngược lại, có 2 yếu tố tiềm năng gây áp lực khiến thị trường điều chỉnh là các thông tin liên quan đến thị trường TPDN, cùng với nguy cơ đổ vỡ của một số ngân hàng toàn cầu (các sự kiện “thiên nga đen” tương tự như SVB và Credit Suisse có thể xuất hiện). Chúng tôi cho rằng cả 2 yếu tố này sẽ căng thẳng nhất vào quý II, III năm nay, khi mà áp lực đáo hạn TPDN trong nước là rất lớn; trong khi đỉnh lãi suất điều hành của các ngân hàng trung ương sẽ rơi vào cuối quý II trước khi có thể giảm dần từ quý III.
Với cơ sở đó, chúng tôi không cho rằng thị trường có cơ hội bứt phá mạnh mẽ ngay trong quý II, khi mà các yếu tố rủi ro đang có phần chiếm ưu thế. Các nhịp tăng, giảm đan xen sẽ xuất hiện với xu hướng chung là đi ngang.
Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Khối phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT:
Tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ là yếu tố hỗ trợ chứng khoán
Ông Đinh Quang Hinh |
Thị trường chứng khoán tiếp tục nhận được những thông tin hỗ trợ trong nước thời gian gần đây. Tính đến ngày 28/3, tín dụng tăng 2,06% so với cuối năm 2022 và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, tín dụng đã tăng thêm gần 1% kể từ ngày 9/3, cho thấy dòng chảy tín dụng đã bắt đầu được khơi thông trở lại. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có văn bản chỉ đạo triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng dành cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay. Cơ quan này cũng đang xem xét triển khai giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp và đặc biệt đã quyết định giảm lãi suất điều hành.
Tựu chung lại, trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, NHNN đã phát đi thông điệp khá rõ ràng về đảo ngược chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng hơn. Theo tôi, điều này sẽ có tác động tích cực tới triển vọng nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong những quý tới.
Ông Hồ Ngọc Việt Cường - Phó Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS):
Cơ hội giải ngân tốt cho các nhà đầu tư trung, dài hạn
Ông Hồ Ngọc Việt Cường |
Thị trường chứng khoán cần bình ổn tích lũy trở lại trước khi hình thành giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Tuy nhiên, giai đoạn tích lũy kéo dài với thanh khoản thấp lại là cơ hội giải ngân đầu tư rất tốt cho các nhà đầu tư trung, dài hạn. Bởi thông thường, sau giai đoạn tích lũy có tính chất cạn kiệt, thì thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới. Thị trường giao dịch tích lũy giúp nhà đầu tư có đủ thời gian để phân tích và ra quyết định giải ngân, đồng thời sẽ giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng mua gom cổ phiếu trong biên độ giá hẹp và an toàn hơn.
Do đó, theo quan điểm cá nhân tôi cho rằng, nhà đầu tư tham gia thị trường giai đoạn này nên có tầm nhìn dài hạn hơn, tập trung giải ngân với mục tiêu nắm giữ dài hạn. Các nhà đầu tư nên chú ý đến các cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng ổn định nhưng đang bị định giá thấp do thị trường đã chiết khấu khá mạnh trong hơn 1 năm qua.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Gia Lai: Gần 3ha rừng vành đai biên giới ở huyện Ia Grai bị phá
- ·Kinh Cùng xây dựng đô thị văn minh
- ·Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2019
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Giá trầu giảm mạnh
- ·Chi phí đầu vào tăng, vật liệu xây dựng đội giá
- ·Bộ KHĐT đề xuất áp dụng BOT cho dự án trên 1.200 tỷ đồng
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·Quỹ tiền tệ quốc tế hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu
- ·Giá cá tra giảm mạnh, người nuôi lỗ kép
- ·Vốn FDI 5 tháng đạt gần 17 tỷ USD, lập đỉnh mới
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Thành phố Vị Thanh: Diện tích trồng khóm tăng
- ·Về đích nông thôn mới
- ·Đã lắp đặt 2 camera quan sát phòng cháy rừng
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Thi đua hoàn thành chiến dịch