【bảng xếp hạng ả rập xê út】CEO HSBC: Giải mã câu chuyện Việt Nam trong hành trình tăng trưởng
Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài để có được vị thế như ngày hôm nay,ảimãcâuchuyệnViệtNamtronghànhtrìnhtăngtrưởbảng xếp hạng ả rập xê út một yếu tố quan trọng trong thành công đó chính là tinh thần sẵn sàng đón nhận thay đổi.
Tôi vẫn luôn vinh dự và tự hào khi kể cho thế giới nghe câu chuyện của Việt Nam. Một trong những phần thú vị nhất của câu chuyện này chính là hành trình tăng trưởng tuyệt vời của Việt Nam qua những thập kỷ gần đây, và được thể hiện qua vị thế Việt Nam đạt được trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tinh thần sẵn sàng đón nhận thay đổi
Từ xuất phát điểm ban đầu thấp, Việt Nam đã vươn mình trở thành một quốc gia có thu nhập tầm trung thấp với một nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Những con số ấn tượng đã nói lên tất cả. Việt Nam hiện tham gia 16 hiệp định thương mại tự do, và đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 8 quốc gia. Nhiều tổ chức dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt mốc 760 tỷ USD vào năm 2030.
Năm nay, bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC kỳ vọng GDP của Việt Nam tăng trưởng ở mức 7%, trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN và tạo ra GDP mới nhiều tương đương với Hà Lan. Chưa hết, Việt Nam hiện nằm trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới xét về GDP, và top 20 xét về thương mại. Những bước tiến này đã đẩy thu nhập bình quân đầu người tăng 43 lần, từ 100 USD thời mới cải cách lên 4.300 USD như hiện nay.
Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài để có được vị thế như ngày hôm nay. Một yếu tố quan trọng trong thành công đó chính là tinh thần sẵn sàng đón nhận thay đổi.
Suốt nhiều năm, FDI vẫn luôn là một trong những động lực quan trọng đằng sau sự tăng trưởng vượt bậc này, chiếm 4-6% GDP hàng năm. Tuy nhiên, câu chuyện về sự tăng trưởng của Việt Nam không chỉ đơn giản xoay quanh “thu hút FDI và xuất khẩu”. Gần đây, đã có những động lực mới xuất hiện giúp thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ASEAN
Thế giới đang thay đổi nhiều hơn bao giờ hết, bởi hai yếu tố then chốt.
Thứ nhất, chỉ tính riêng những tiến bộ về công nghệ diễn ra trong một thập kỷ vừa qua cũng đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta. Cách đây 10 năm, sở hữu một chiếc điện thoại thông minh có thể là điều gì đó quá xa xỉ đối với nhiều người. Giờ đây, thiết bị này đã trở thành một phần gắn liền với cuộc sống của gần 70 triệu người ở Việt Nam. Chúng ta có thể làm được gần như mọi thứ chỉ với vài cú chạm trên màn hình, từ đọc báo, kiểm tra email, làm việc đến thanh toán hóa đơn…
Chưa hết, sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo, máy học và khoa học người máy đã thay đổi hoàn toàn diện mạo nhiều ngành nghề, từ y tế đến sản xuất và kể cả ngành ngân hàng.
Chẳng hạn, ChatGPT đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một cỗ máy tìm kiếm thông thường và đó mới chỉ là một ví dụ nhỏ trong “vũ trụ AI”. Những chuyên gia vừa nhận Giải thưởng Nobel mới đây trong lĩnh vực vật lý và hóa học đều là những người khởi xướng công nghệ mới và nhấn mạnh tác động đối với lĩnh vực AI liên quan.
Chúng ta cũng chưa quên một sự thật rằng chính đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy tốc độ của công cuộc chuyển đổi số. Đại dịch đã đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ như công cụ làm việc từ xa, thương mại điện tử và dịch vụ y tế từ xa. Giờ đây, khi đại dịch đã ở lại sau lưng chúng ta, sự phổ biến của số hóa vẫn còn tiếp diễn.
Việt Nam có tiềm năng lớn về tiêu dùng số. Những yếu tố thuận lợi về nhân khẩu học, bao gồm dân số 100 triệu người, với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động gần 70%. Tỷ lệ người sử dụng Internet tăng nhanh cũng giúp mở rộng thị trường kinh tế số. Gần 80% dân số Việt Nam sử dụng Internet, nhờ số lượng người sở hữu điện thoại thông minh tăng hơn gấp đôi so với cách đây một thập kỷ.
Các sáng kiến của nhà nước nhằm thúc đẩy số hóa ở khu vực nông thôn đã thúc đẩy tiến bộ trong việc xây dựng một nền kinh tế số được đánh giá là phát triển nhanh nhất ở ASEAN, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 20% - theo báo cáo về kinh tế điện tử của Đông Nam Á (e-Conomy SEA) năm 2023.
Xét về tổng giá trị giao dịch, Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì khu vực vào năm 2030, chỉ đứng sau Indonesia. Tăng trưởng kỳ vọng được dẫn dắt bởi hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển, do được hỗ trợ bởi tập khách tiêu dùng đang gia tăng.
Một trong những hiệu quả lớn nhất của cuộc cách mạng số chính là cách nó mở ra cơ hội tiếp cận sân chơi thế giới cho mọi quốc gia, cho phép các nước như Việt Nam cạnh tranh với những nền kinh tế phát triển hơn.
Những doanh nghiệp kỳ lân sinh ra ở Việt Nam như Sky Mavis, MoMo hay VNLife, đều là những đối thủ tầm cỡ thế giới. Nhưng để viết tiếp câu chuyện thành công của họ, chúng ta cần tiếp tục đầu tư vào giáo dục và khả năng tiếp cận, nhằm xây dựng một hệ sinh thái số phát triển, có thể thúc đẩy sáng tạo đổi mới.
Đi trước đón đầu xu hướng thay đổi
Biến đổi khí hậu, dù là một thách thức nặng nề Việt Nam đang phải đối mặt, lại đồng thời là một cơ hội lớn cho Việt Nam cũng như khối doanh nghiệp của Việt Nam. Tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn, nhờ điều kiện thuận lợi cũng như cam kết cân bằng phát thải vào năm 2050 của Chính phủ. Đây là quốc gia có điều kiện tự nhiên phù hợp nhất Đông Nam Á để phát triển điện gió và năng lượng mặt trời.
Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam mang lại cơ hội thu hút thêm đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo, vốn đang phát triển. Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia đang phát triển về thu hút FDI vào năng lượng tái tạo.
Chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội lớn cho các tổ chức sẵn sàng đổi mới sáng tạo, thích nghi và dẫn đầu xu thế trong sáng tạo giải pháp giúp mang đến một tương lai bền vững hơn cho nhiều thế hệ sau này.
Chúng ta có thể nhìn thấy nỗ lực đa chiều của Chính phủ Việt Nam để đón bắt hai xu thế nêu trên. Chẳng hạn, Việt Nam đã có Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Hưởng ứng những nỗ lực này, các doanh nghiệp đang thay đổi tổ chức và triển khai ứng dụng công nghệ ở quy mô lớn. Tính đến năm 2023, khoảng 47% số doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thực hiện các bước chuyển đổi số ở các mức độ khác nhau - theo Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư). Các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu nghiên cứu kế hoạch chuyển đổi xanh.
Bền vững từng là “sân chơi” của các doanh nghiệp FDI, bởi họ có xu hướng tuân theo chính sách và chiến lược của công ty mẹ ở những quốc gia khác, nơi xu hướng ESG phát triển hơn ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhận thức của doanh nghiệp trong nước đã tăng lên.
Theo khảo sát của PwC, 40% doanh nghiệp đã có kế hoạch và đặt ra cam kết ESG. Còn theo một khảo sát do Ban phát triển kinh tế tư nhân thực hiện mới đây, có 48,7% doanh nghiệp nói rằng giảm phát thải, chuyển đổi xanh là cần thiết.
Đến nay, khoảng 150 quốc gia đã công bố mục tiêu cân bằng phát thải, cũng như rất nhiều khu vực, thành phố và doanh nghiệp. Năm 2021, tại hội nghị thượng đỉnh COP26, Việt Nam đặt mục tiêu đạt cân bằng phát thải vào năm 2050.
Tim Evans (Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam)(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hyun Bin: 'Vợ con là ưu tiên số 1 sau khi tôi kết hôn'
- ·Chính thức giải thể Trạm Kiểm soát liên hợp Dốc Quýt
- ·Những lưu ý để tránh lây dịch COVID
- ·Thành lập Sàn giao dịch xăng dầu: Cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng
- ·Hà Nội vinh danh 66 đơn vị sử dụng Năng lượng Xanh năm 2023
- ·Techcombank tiếp tục lọt Top 4 bảng xếp hạng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” 2024
- ·Tiêm bổ sung vắc
- ·Lập 4 đoàn kiểm tra việc cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế
- ·Việt Nam tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, kiểm soát lạm phát trong năm 2022
- ·Cảnh giác với biến chứng cúm mùa ở trẻ
- ·Cảnh báo: Đắp bèo tây chữa viêm khớp, bệnh tình nghiêm trọng thêm
- ·Kiện đòi bồi thường 75 triệu USD vì bị 27 phụ nữ ‘kể xấu’ trên Facebook
- ·Mưa kéo dài, giá rau xanh tại chợ tăng mạnh
- ·Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nước ta vẫn còn rất cao
- ·Từng bước đưa Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 vào thực tế
- ·16 địa phương ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron
- ·Hơn 350 người tham gia hiến máu tình nguyện đợt II năm 2022
- ·Cường kích A
- ·Gỡ Thẻ vàng IUU
- ·IDF bắn chặn UAV từ Lebanon, quan chức Israel nói về cách duy nhất cứu con tin