【lich thi dau bong da .com.vn】Đầu tư PPP giao thông: Đừng để nhà đầu tư nản lòng vì chính sách
Sợ PPP?ĐầutưPPPgiaothôngĐừngđểnhàđầutưnảnlòngvìchínhsálich thi dau bong da .com.vn
Là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng với một loạt các dự án PPP lớn, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tasco cho biết, có rất nhiều bất cập hiện đang tồn tại trong hợp đồng PPP, đó là khung khổ pháp lý hiện tại chưa quy định cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia. Đây cũng là nguyên nhân nhiều nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực, quan tâm đến phát triển hạ tầng tại Việt Nam nhưng vẫn “chần chừ” trước những dự án PPP.
Xây dựng Luật PPP là rất cần thiết, nhưng nếu không đưa được cơ chế chia sẻ rủi ro vào thì sẽ vẫn không thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng, chất lượng. “Vì sao suốt thời kỳ đổi mới vừa qua, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn kêu gọi đầu tư nước ngoài đầu tư vào dịch vụ hạ tầng nhưng gần như chưa có nhà đầu tư nước ngoài nào tham gia cả bởi ‘nút thắt’ là vấn đề chia sẻ rủi ro, trong khi các doanh nghiệp trong nước có rất ít doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để đầu tư”, ông Dũng nhấn mạnh.
Cụ thể hơn, ông Dũng phân tích, thứ nhất, chúng ta chưa có bảo lãnh doanh thu tối thiểu. Nhà nước kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, nhưng trong đầu tư thì sẽ vẫn có sự rủi ro, doanh thu sẽ không đạt được như kỳ vọng và các điều kiện trong hợp đồng có quá nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Thứ hai là bảo lãnh tín dụng và thứ ba là phải bảo lãnh tỉ giá, bởi nếu đồng VND biến động cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Nếu ba vấn đề này không giải quyết được thì khó có thể kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài tham gia, vì vậy Nhà nước phải có trách nhiệm chia sẻ rủi ro này và việc xây dựng Luật PPP phải đặt mục tiêu là kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài các vấn đề về bảo lãnh rủi ro thì nhiều bất cập trong các quy định hiện hành cũng đang làm khó các nhà đầu tư. Ông Dũng cho rằng, Luật Doanh nghiệp hiện đang quy định các doanh nghiệp phải góp đủ vốn mới được thực hiện dự án, nhưng với các dự án hạ tầng có quy mô lớn, nếu ngay lập tức buộc nhà đầu tư phải góp khoản tiền hàng nghìn tỷ đồng mới có quyền thực hiện thì rất lãng phí. “Vừa qua ngay cả Quốc hội cũng đã tạm thời đồng ý để nhà đầu tư đóng vốn chủ sở hữu theo tiến độ dự án bởi về mặt lợi nhuận nếu để vốn vào một chỗ thì rất bất cập. Tiền của doanh nghiệp luôn phải sinh lời, nếu bắt phải để vào một chỗ trong 5-7 tháng, 1 năm, thậm chí nếu vướng mặt bằng phải chờ đến 2-3 năm thì rất lãng phí, bất cập”, ông Dũng nhấn mạnh. Theo ông Dũng, quy định này cần phải được đưa ngay vào luật, theo hướng các doanh nghiệp thực hiện dự án PPP góp vốn chủ sở hữu theo tiến độ dự án.
Chỉ mong bình đẳng
Ngoài các bất cập nêu trên, rất nhiều nhà đầu tư còn cho rằng việc thể hiện sự bình đằng và thực hiện đúng theo những gì hợp đồng đã kí là điều mà các doanh nghiệp mong chờ và hy vọng nhất trong Luật PPP sắp tới.
Ông Lưu Xuân Thuỷ, Phó Tổng giám đốc Công ty Đèo Cả cho rằng, ngay trong bản thân hợp đồng đã nói rõ về hình thức hợp tác đó là hình thức hợp tác công tư, thể hiện tính bình đẳng của các bên tham gia. “Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cơ quan Nhà nước vẫn áp dụng quan hệ cấp trên cấp dưới, đưa ra các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào dự án, thậm chí thay đổi các điều khoản hợp đồng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chính những bất cập này khiến nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài ngại đầu tư vào các dự án PPP”, ông Thủy cho biết thêm.
Cùng quan điểm với ông Thủy, lấy một ví dụ cụ thể về khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải với hợp đồng PPP, ông Phạm Quang Dũng cho biết, công ty ông đã thực hiện một dự án BT ở Hà Nội 10 năm rồi và trong hợp đồng BT khẳng định rõ khi nhà đầu tư làm công trình BT, Nhà nước sẽ giao cho một khu đất đầu tư dự án bất động sản để hoàn vốn. Trong hợp đồng đã định giá rõ giá trị công trình đổi giá trị đất đai là “vật đổi vật ngang giá, không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng”. Nhưng sau 10 năm làm dự án, Hà Nội lại xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính... xem xét lại vấn đề này vì vướng quy định này, quy định kia. “Đến giờ Hà Nội vẫn không quyết toán hợp đồng BT này. Còn dự án bất động sản thì trồi lên, sụt xuống, có những lúc doanh nghiệp bán dưới giá thành để tồn tại nhưng giờ thành phố cứ cân lên đặt xuống không giải quyết dứt điểm”, ông Dũng cho biết.
Vì vậy, ông Dũng mong muốn Luật PPP sẽ bảo đảm nguyên tắc bình đẳng. Nghĩa là đã ký hợp đồng thì Nhà nước phải tuân thủ cam kết như một bên tham gia hợp đồng PPP, không thể bắt doanh nghiệp chạy theo những thay đổi trong chính sách. Cơ quan nhà nước cấp dưới làm sai phải chịu trách nhiệm với cơ quan nhà nước cấp trên, nếu không nhà đầu tư sẽ không dám làm dự án PPP.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chiến dịch nhắn tin ủng hộ bệnh nhân ung thư nghèo
- ·ILO hoanh nghênh bước tiến lớn nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức tại Việt Nam
- ·Kho bạc từ chối thanh toán 11 tỷ đồng chi không đúng
- ·Ducati ra mắt Monster 821 hoàn toàn mới
- ·Nỗi đau của người đàn bà khuyết tật bị ung thư
- ·Chứng khoán châu Á phiên 4/8 hầu hết đi lên
- ·Infographic: Mỹ cấp phép đầy đủ cho vaccine của Pfizer/BioNTech
- ·Mỹ trên 150.000 ca dương tính mỗi ngày; WHO khuyến cáo không cần tiêm mũi vaccine thứ 3
- ·Bạn đọc tiếp sức, anh Bùi Hoài Hận đã khỏe mạnh
- ·Đồng hồ thông minh của Apple sẽ được bán vào tháng 10 tới?
- ·Thương hai bà cháu nghèo phải luộc ốc ăn trừ bữa
- ·London đặt mục tiêu vượt New York thành trung tâm tài chính hàng đầu
- ·Lạng Sơn: Xử phạt 17 nhà hàng, quán ăn vi phạm an toàn thực phẩm
- ·Mùa hè Co.opmart giảm giá 1.000 mặt hàng
- ·Bệnh ung thư thận và cách điều trị
- ·Mỹ cấp phép đầy đủ cho vaccine Pfizer; Ấn Độ dự báo làn sóng dịch thứ 3
- ·Vinh dự được nhận lẵng hoa cuối cùng của Bác Hồ tặng thưởng
- ·Thời tiết ngày 20/5: Nắng nóng diện rộng ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ
- ·Bé Lê Diệu Mẫn ung thư tủy cảm ơn bạn đọc
- ·Bổ sung 2 bãi đỗ xe ngầm trong quy hoạch Trung tâm chính trị Ba Đình