【bxh ngoại hạng anh hôm nay】Thủ tướng: Việt Nam kiên định chính sách quốc phòng '4 không'
Sáng 2/8,ủtướngViệtNamkiênđịnhchínhsáchquốcphòngkhôbxh ngoại hạng anh hôm nay Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế". Phiên họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu tại 63 tỉnh, thành.
Thực tiễn triển khai Nghị quyết 22 trong 10 năm qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đây là một định hướng chiến lược đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước. Thủ tướng khái quát 3 chuyển biến lớn mà kết quả triển khai Nghị quyết mang lại.
Chuyển biến lớn về nhận thức, hội nhập quốc tế đã trở thành "sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị", thực sự trở thành "định hướng chiến lược lớn" của Đảng.
Chuyển biến lớn về hành động, từ hội nhập kinh tế quốc tế là chủ yếu sang hội nhập quốc tế chủ động, toàn diện, sâu rộng tất cả lĩnh vực; từ tham gia là chủ yếu sang chủ động, tích cực đề xuất sáng kiến, xây dựng và định hình luật chơi; vừa hợp tác, vừa đấu tranh.
Đến nay, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước. Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 7 nước lên Đối tác chiến lược hoặc Đối tác chiến lược toàn diện và 7 nước lên Đối tác toàn diện góp phần tạo ra mạng lưới Đối tác chiến lược/Đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn.
Việt Nam đã chính thức tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế...
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu một số bài học kinh nghiệm trong triển khai hội nhập thời gian tới. Theo đó, phải coi hội nhập quốc tế thực sự là vấn đề chiến lược, là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Phải nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cả về cơ chế, chính sách và nguồn lực để phát huy vai trò trung tâm của người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cho rằng, hội nhập quốc tế vừa là cơ hội, vừa có thách thức; là việc khó, nhạy cảm nhưng không thể không làm. Cùng với đó, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu quả; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.
Phải coi hội nhập quốc tế chính là một động lực quan trọng để đổi mới và phát triển. Gắn kết chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với việc nâng cao năng lực tự chủ, sức cạnh tranh, sức chống chịu và khả năng thích ứng của nước ta trước mọi biến động từ bên ngoài....
Thủ tướng nhấn mạnh, cần triển khai công tác hội nhập phải hết sức nhanh nhạy, chủ động, kịp thời, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, quyết liệt hành động trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, đồng thời "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"; "dĩ bất biến ứng vạn biến".
Phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, hóa giải được khó khăn, thách thức, mâu thuẫn của đất nước...
Nêu một số định hướng để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện đề án, Thủ tướng cho rằng trước hết, cần tiếp tục suy nghĩ, vận dụng sáng tạo 3 trụ cột trong xây dựng và bảo vệ đất nước (xây dựng nền dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN).
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định cần tiếp tục thực hiện, cụ thể hóa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Đặc biệt Thủ tướng lưu ý, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không". Đó là, không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Thủ tướng nêu rõ sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, Việt Nam đã mở rộng về lượng, tham gia nhiều tầng nấc hội nhập khác nhau cả song phương và đa phương.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần triển khai hiệu quả, nghiêm túc, đầy đủ thỏa thuận và cam kết quốc tế, cả song phương và đa phương trên tinh thần "đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả, cân đo đong đếm được".
Nửa nhiệm kỳ nhìn lại: Một Việt Nam bản lĩnh, chân thành, nhân ái, thủy chung
Trước những biến chuyển nhanh và khó lường, đối ngoại Việt Nam đã uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo, cơ động trong sách lược để thích ứng, giữ vững tổng thể cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước, xây dựng Tổ quốc.(责任编辑:World Cup)
- ·Để chọn trường ĐH, các thí sinh nên biết: Nghề nào dễ xin việc nhất hiện nay?
- ·Công an xác minh clip tố Bệnh viện K thu tiền xạ trị bệnh nhân ung thư
- ·Xúc phạm uy tín trung tâm Anh ngữ trên mạng xã hội, người phụ nữ bị xử phạt
- ·Nhận hối lộ hàng chục tỷ, cựu Chủ tịch và cựu Bí thư Bắc Ninh nộp lại bao nhiêu?
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 413 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Bộ Công an đề nghị bị hại trong vụ án liên quan 'Shark' Thủy cung cấp thông tin
- ·'Sư giả' Nguyễn Minh Phúc kháng cáo
- ·Nhận hối lộ hàng chục tỷ, cựu Chủ tịch và cựu Bí thư Bắc Ninh nộp lại bao nhiêu?
- ·Công ty CP Eva Pharma làm giả giấy của Cục An toàn thực phẩm, lưu hành trái phép Đông y Hoàng Dung
- ·Bắt giữ kẻ vờ thu mua nông sản để buôn bán 12.000 viên ma túy tổng hợp
- ·Việt Nam thu hút gần 16,8 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng
- ·Đất trong quy hoạch có được phép chuyển nhượng?
- ·Cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Trần Kỳ Hình: Bản án lương tâm sẽ theo đến suốt đời
- ·Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đưa hối lộ thế nào trong vụ án AIC ở Bắc Ninh?
- ·Báo giá thi công thợ vách ngăn thạch cao tại TP.HCM
- ·Chèn link quảng cáo thu tiền trái phép, một phó chánh văn phòng UBND tỉnh bị bắt
- ·Tại ngã tư thứ tự các xe đi thế nào?
- ·Khởi tố nhóm thanh thiếu niên hung hãn chém người đi đường trong đêm
- ·Chuyển đổi số
- ·Giả danh công an gọi điện lừa đảo gần 16 tỷ, hai người nước ngoài lĩnh 25 năm tù