【nhận định bóng đá ý hôm nay】Bình ổn giá đang được lợi cho người giàu?
Trong một phát biểu mới đây,ìnhổngiáđangđượclợichongườigiànhận định bóng đá ý hôm nay nguyên giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, việc sử dụng quỹ bình ổn hiện nay phụ thuộc vào sự trung thực của doanh nghiệp. Nếu họ cố tình lợi dụng thì cũng rất khó biết và khó xử lý. Chương trình bình ổn giá năm 2013 đã diễn ra được hơn 3 tháng, nhưng kỳ vọng mang lại hiệu quả thiết thực, giảm gánh nặng giá cả cho người dân vẫn chưa như mong muốn. Thực chất, chương trình bình ổn hiện nay vẫn là bình ổn cho người giàu.
Không nên chọn "hú họa" mặt hàng bình ổn giá. Ảnh minh họa
"Tôi cho rằng, cách làm hiện nay là phi thị trường, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa siêu thị tham gia bình ổn và siêu thị không được tham gia bình ổn, giữa siêu thị trong nước và siêu thị của nước ngoài. Các siêu thị của nước ngoài hoàn toàn có thể phản đối. Nhưng hiện nay họ quá mạnh, cho nên họ không kiện mà thôi. Bình ổn giá là một chủ trương đúng, nhưng cách tổ chức thực hiện chưa hợp lý, dẫn đến hiệu quả bình ổn không như mong muốn. Hàng bình ổn vẫn bán theo kiểu phân phối thời bao cấp thì không thể bình ổn được. Một vấn đề nữa là hệ thống phân phối hàng bình ổn hiện nay không rộng khắp. 70% nguồn hàng vẫn ở nội thành, tập trung ở các siêu thị, chỉ 20% về nông thôn. Đó là chưa kể "năm thì mười họa" mới có chuyến đưa hàng về nông thôn. Như vậy là chỉ bình ổn cho người giàu, còn người nghèo ít được thụ hưởng", ông Phú nói.
Theo ông Phú, quy định khi nào giá tăng 5-10% hoặc giảm dưới 10% thì các siêu thị tham gia bình ổn báo cáo Sở Tài chính, Sở Công Thương xem xét, điều chỉnh giá bình ổn. Thời gian chờ duyệt nhanh nhất cũng phải mất một tuần. Một tuần đó thì giá thị trường có thể lên, xuống bao nhiêu lần rồi. Với cơ chế điều chỉnh giá vẫn còn bao cấp, không linh hoạt, không theo kịp thị trường như thế này thì rất dễ bị “con phe” lợi dụng. Nhiều khi chính bản thân siêu thị không dám đưa nhiều hàng bình ổn ra để bán vì sợ đầu cơ. Như thế thì còn gọi gì là bình ổn nữa. Tóm lại, với cách làm hiện nay, đã khiến số tiền 318 tỉ đầu tư cho việc này không phát huy tác dụng, trong khi thu ngân sách rất khó khăn.
Một thực tế hiện nay cho thấy, doanh số bán hàng của Hà Nội khoảng 5.000 tỉ đồng/tháng. Với số tiền 318 tỉ đồng được cấp cho các doanh nghiệp thì mới đáp ứng được 8% nhu cầu, chứ chưa được 10% như công bố. Như thế là quá ít, chẳng khác nào “muối bỏ bể”. Nguyên tắc của bình ổn giá là phải có lực lượng áp đảo, ít nhất phải chiếm 50-60% thị phần thì mới chi phối được thị trường. Như hiện nay, hơn 90% thị trường tự do quyết định giá. Như vậy thì làm sao bình ổn được.
Người giàu được lợi nhiều hơn từ chương trình bình ổn giá. Ảnh minh họa
Cũng theo ông Phú, muốn thực hiện bình ổn giá và người thu nhập thấp được hưởng lợi, phải bình ổn từ khâu sản xuất. Hiện nay TPHCM đã bỏ hình thức cho vay lãi suất 0%, thay vào đó là xã hội hóa, kết nối giữa các DN với ngân hàng để cho vay ưu đãi. Cách làm như hiện nay của Hà Nội không những không thúc đẩy sản xuất, mà còn triệt tiêu sản xuất và dễ bị lợi dụng, ảnh hưởng đến ngân sách. Để bình ổn giá, chúng ta phải dùng biện pháp kinh tế, căn cứ vào quy luật cung - cầu để giải quyết, chứ không phải vấn đề dùng tiền như hiện nay. Số tiền đó nên đầu tư phát triển sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp để tăng nguồn cung, khi nguồn cung tăng thì tự khắc giá cả sẽ giảm.
Bên cạnh đó cũng cần dự trữ hàng hóa, khi mặt hàng nào đó tăng giá sẽ tung mặt hàng đó ra một cách ồ ạt, đúng thời điểm, như vậy sẽ dập tắt ngay cơn sốt giá. Hiện nay việc này luôn luôn bị động, làm theo kiểu phong trào thì không giải quyết được vấn đề một cách cơ bản.
Ngoài ra, Hà Nội đưa 7 mặt hàng thiết yếu vào diện bình ổn giá, đó là gạo tẻ, thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm, dầu ăn, rau củ quả, thủy hải sản - 7 mặt hàng này vào diện bình ổn vẫn là nhiều. Những mặt hàng như rau củ quả thường giá rất rẻ, có lúc bán như cho, rất ít khi sốt giá. Hay các mặt hàng khác, giá đang bình thường thì bình ổn làm gì? Trong khi đó, thủy hải sản đông lạnh vốn lớn, bán chậm thì lại đưa vào diện bình ổn. Tôi hỏi anh, có mấy bà nội trợ mua đồ thủy hải sản ăn hằng ngày? Do đó vốn nằm chết, rất lãng phí. Đó cũng là kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng vốn, lẫn lộn, nhá nhem rất khó kiểm soát. Việc sử dụng quỹ bình ổn hiện nay phụ thuộc vào sự trung thực của doanh nghiệp. Nếu họ cố tình lợi dụng thì cũng chịu.
Nguyễn Nam(t/h)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Hội thảo trực tuyến về nâng cấp và tối ưu chi phí EKS Cluster
- ·Gmail cập nhật tính năng AI, rút ngắn thời gian tìm kiếm trong ứng dụng
- ·Saigon Co.op doanh số kênh online tăng gấp 5 lần trong cao điểm dịch
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Tối ưu hóa chi phí logistics cho doanh nghiệp tại Đồng Nai
- ·Chiến đấu cơ MiG
- ·Công ty mẹ Shopee dùng giấy vệ sinh một lớp để tiết kiệm chi phí
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Nhiều triển vọng và ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Sierra Leone
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Đồng Tháp bắt tay Wincommerce tiêu thụ nông sản
- ·Anh lắp đặt camera AI trên cao tốc tìm tài xế xả rác
- ·CMCN 4.0 là cơ hội để các dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·Apple ra mắt Final Cut Pro và Logic Pro cho iPad
- ·Công nghệ radar chiến đấu cơ F
- ·Cục Tần số, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thi tìm nguồn can nhiễu tần số
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·TV Samsung OLED S95C