【kq.y】Ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay với dự án bất động sản khả thi
Giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đánh giá thực chất tình hình bất động sản các địa phương Nhiều chuyên gia đánh giá cao phân khúc bất động sản cao cấp phía Nam |
Chiều 28/10,ânhàngvẫncóthểtừchốichovayvớidựánbấtđộngsảnkhảkq.y Quốc hội tiếp tục thảo luận về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023".
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu |
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về những khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản thường yêu cầu giá trị lớn và thời hạn dài. Vì vậy cần huy động từ nhiều kênh và vốn ngân hàng chỉ là một kênh.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức tín dụng sẽ tự quyết định cấp tín dụng trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay, về thời hạn, về lãi suất.
Song, khác với doanh nghiệp kinh doanh thông thường, các tổ chức tín dụng ngoài việc kinh doanh còn phải luôn luôn đảm bảo các tỉ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nếu không có thể sẽ gây hệ lụy cho chính tổ chức tín dụng cũng như an toàn của toàn hệ thống.
"Vì thế mà ngay cả khi có những dự án khả thi, có khả năng trả nợ nhưng ngân hàng vẫn từ chối cho vay. Lý do có thể bởi thời hạn vay của dự án không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng là ngắn hạn trong khi đó nhu cầu cho vay của doanh nghiệp bất động sản thường là dài hạn" - Thống đốc nói.
Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể từ chối cho vay bởi có ưu tiên mục tiêu cấp bách khác, để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, trên thực tế tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng rất nhanh trong thời gian qua. Tăng trưởng tín dụng bất động sản thường cao hơn so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Hiện dư nợ tín dụng bất động sản lên đến 3,15 triệu tỷ đồng, tức là chiếm khoảng trên 20% tổng dư nợ chung của nền kinh tế.
Trong báo cáo của Bộ Xây dựng, nửa cuối năm 2022, việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp rất khó khăn, ngay cả khi có tài sản đảm bảo. Về vấn đề này, Thống đốc giải thích thêm, do sự cố tại Ngân hàng SCB vào đầu tháng 10/2022 có ảnh hưởng đến thanh khoản toàn hệ thống, đến niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài, tỉ giá có thể tăng tới 10%.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo khả năng chi trả cho người gửi tiền. Vì vậy, khi đó, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tiền gửi và không nới room tín dụng nhằm đảm bảo thanh khoản hệ thống.
Tại thời điểm đó, bản thân các tổ chức tín dụng cũng rất thận trọng cho vay, nhất là cho vay các dự án bất động sản có kỳ hạn dài, nhằm đảo bảo thanh khoản của mình. Đến khi thanh khoản cơ bản ổn định, cuối tháng 12/2022, Ngân hàng Nhà nước mới nới room tín dụng.
Với phản ánh của một số đại biểu về lãi suất cho vay còn cao, bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng, người vay bao giờ cũng mong muốn lãi suất thấp là điều dễ hiểu.
Dù vậy, Thống đốc mong Quốc hội nhìn nhận sự cố gắng của ngành ngân hàng. Những năm qua, lãi suất trên thế giới liên tục tăng cao nhưng mặt bằng lãi suất của Việt Nam vẫn được kiểm soát, lãi suất cho vay hiện đã giảm 3% so với đầu năm 2022.
"Khi doanh nghiệp và người dân khó khăn, các tổ chức tín dụng đã dành chính nguồn lực tài chính của mình để miễn, giảm lãi cho doanh nghiệp và người dân. Ước tính con số này lên tới 60.000 tỷ đồng. Đây là con số không nhỏ" - Thống đốc nêu rõ.
Đối với tín dụng nhà ở xã hội, Thống đốc thông tin, việc thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở xã hội phụ thuộc nhiều vào nguồn lực Nhà nước.
Hiện nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội đang triển khai 4 chương trình tín dụng chính sách nhà ở xã hội, song ngân hàng này chỉ là đơn vị giải ngân, đối tượng vay do quy định của các bộ, ngành đề ra.
Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách dành cho nhà ở xã hội còn hạn chế, thời gian qua, ngành ngân hàng đã đưa ra gói gói tín dụng 120.000 tỷ đồng (hiện đã tăng lên 145.000 tỷ đồng). Đây là nguồn vốn do các tổ chức tín dụng tự huy động được từ người dân, sử dụng chính nguồn lực của mình để giảm lãi suất cho người vay.
"Giải ngân gói tín dụng này vẫn còn hạn chế (1.700 tỷ đồng). Sau Covid-19, nguồn thu của người có thu nhập thấp ngày càng khó khăn nên cầu vốn chưa cao. Hy vọng thời gian tới, khi khó khăn giảm bớt, cầu vốn của người dân sẽ tăng lên"- bà Hồng chia sẻ.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·TP.HCM: Hàng loạt doanh nghiệp do quảng cáo, sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn
- ·Cuối tháng 10, giá hàng thiết yếu duy trì ổn định
- ·VinFast đồng loạt ra mắt 3 dòng sản phẩm ô tô, xe máy điện
- ·Hành trình một mình vác sân khấu rối nước đi khắp thế giới của Phan Thanh Liêm
- ·Kiếm cả chục triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi… gián
- ·Hyundai SantaFe 2019 chính thức ra mắt tại Việt Nam
- ·Lợi ích bất ngờ khi tập squat vào buổi tối
- ·Các cửa hàng truyền thống tại châu Âu hồi sinh giữa kỷ nguyên thương mại điện tử
- ·Nhập viện cấp cứu vì dùng nhiều thuốc giảm đau làm thủng dạ dày
- ·Bình Dương: Quỹ Từ thiện Kim Oanh hỗ trợ 6,4 tỷ đồng chống dịch
- ·Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa
- ·Chậm giải ngân vốn ODA
- ·‘Ngày Việt Nam tại Ả
- ·Thị trường chứng khoán đang thiếu “gió Đông”
- ·Tân Hưng chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi
- ·Hơn 15.000 thí sinh đủ điều kiện nhưng không thi tốt nghiệp THPT đợt 2 do ảnh hưởng của dịch
- ·8 phim đặc biệt kỷ niệm 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
- ·Song Hye Kyo nhận hơn 11 tỷ đồng để quảng cáo trên Instagram
- ·Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 thu hút hàng loạt tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
- ·Cấm một chiều các phương tiện lưu thông để sửa chữa hầm Kim Liên