【nhận định belarus】Phát huy vai trò bảo vệ pháp luật
Thời gian qua,ảovệphpluậnhận định belarus Viện kiểm sát nhân dân (KSND) 2 cấp của tỉnh đã thực hiện có hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, góp phần quan trọng trong bảo vệ pháp luật, hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Hội nghị triển khai công tác tại Viện KSND tỉnh.
Những năm gần đây, ngành kiểm sát ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Cùng với công tác kiểm sát hoạt động tư pháp thì chất lượng công tác thực hành quyền công tố, đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng được nâng lên.
Theo thống kê của Viện KSND tỉnh, số vụ án hình sự ngành thụ lý từ năm 2015 đến nay bình quân trên 500 vụ/năm, đây là số án thụ lý tương đối cao. Tuy nhiên, với tinh thần phấn đấu không ngừng, tiến độ giải quyết các vụ án tăng lên khá nhiều.
Nếu năm 2015, số án được ngành giải quyết đạt 95%, thì đến năm 2018 con số này là 98%, tình trạng án tồn đọng cơ bản được xử lý. Cùng với đó, chất lượng hồ sơ kiểm sát ngày càng tốt hơn, đến nay đã khắc phục các trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do không phạm tội, viện kiểm sát truy tố tòa tuyên không phạm tội.
Thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về công tác cải cách tư pháp, Viện KSND tỉnh xác định việc cải cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Từ nhận thức đó, hai cấp kiểm sát tỉnh chú trọng quán triệt đến từng cán bộ, kiểm sát viên nâng cao vai trò, trách nhiệm kiểm sát.
Ông Trần Văn Thiện, Trưởng phòng Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, cho biết, thực hiện công tác cải cách tư pháp, Ban cán sự đảng của Viện KSND tỉnh đã chỉ đạo ngành kiểm sát tỉnh thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 49 nhằm xây dựng đội ngũ kiểm sát viên đảm bảo vững về chính trị, giỏi nghiệp vụ, tinh thông pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm.
Theo ông Thiện, để nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên, thời gian qua, ngành đã tổ chức trên 50 phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp/năm. Sau các phiên tòa đó, giữa các kiểm sát viên có những buổi rút kinh nghiệm nhằm nâng cao bản lĩnh của từng kiểm sát viên trong bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, hai cấp kiểm sát đã tăng cường công tác kiểm sát tiếp nhận, quản lý và xử lý tin báo tố giác tội phạm của cơ quan điều tra để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.
6 tháng đầu năm 2019, hai cấp kiểm sát kiểm sát gần 330 tin báo tố giác tội phạm. Viện kiểm sát các huyện, thành phố, thị xã trên toàn tỉnh cũng tham gia kiểm sát rất nhiều nội dung về tư pháp, qua đó có những kiến nghị khắc phục những vi phạm về trình tự, thủ tục giải quyết, thời hạn giải quyết đối với cơ quan điều tra.
Với vai trò kiểm sát khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án, bị can và kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đảm bảo đúng pháp luật… Viện kiểm sát đã góp phần hạn chế các trường hợp án oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
Những vụ án phức tạp, được dư luận đặc biệt quan tâm, với vai trò của mình, đơn vị đã có những quyết định kịp thời để giải quyết vụ việc đúng pháp luật, góp phần xử lý nghiêm các loại tội phạm.
Theo ông Trần Quang Khải, Viện trưởng Viện KSND tỉnh, để tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, thời gian tới, hai cấp kiểm sát sẽ thực hiện nghiêm các văn bản, chỉ thị của Trung ương, ngành; bám sát kế hoạch đã được đề ra. Đồng thời, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị ở các lĩnh vực công tác.
Hai cấp kiểm sát cũng sẽ tập trung nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính, kinh doanh - thương mại, lao động. Đổi mới công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; quan tâm thực hiện tốt công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Kịp thời phát hiện vi phạm và ban hành kháng nghị, kiến nghị, qua đó bảo đảm pháp chế trong hoạt động tư pháp trên địa bàn.
Kỷ niệm 59 năm Ngày truyền thống ngành Kiểm sát nhân dân Tiền thân của ngành Kiểm sát nhân dân là cơ quan công tố được thành lập từ năm 1946, nằm trong hệ thống toà án, sau đó trực thuộc Bộ Tư pháp (từ năm 1945 đến năm 1958). Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, ngày 15-7-1960, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Ngày 26-7-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Đây là đạo luật quan trọng đánh dấu sự ra đời của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước ta và kể từ đó, ngày 26-7 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân. |
Bài, ảnh: Đ.BẢO
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 năm 2024 tăng 0,48%
- ·Việt Nam ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế
- ·Kẻ cướp tài sản và hiếp dâm mang lệnh truy nã bị bắt sau 34 năm lẩn trốn
- ·Quảng Bình: Phát hiện đường dây làm giả hồ sơ bệnh hiểm nghèo để hoãn thi hành án phạt tù
- ·Anh Bùi Quang Huy: Chuyển đổi số quốc gia, người trẻ phải nhận sứ mệnh đi đầu
- ·Xanh hóa chuỗi cung ứng
- ·Mưa lớn kéo dài ở Thừa Thiên
- ·Những câu hỏi lớn sau vụ cháy Công ty Rạng Đông?
- ·Bến Lức phòng bệnh cúm gia cầm từ vịt chạy đồng
- ·13 ngư dân mất tích trên biển: Phát hiện nhiều ngư cụ, vật dụng trôi nổi
- ·Túi Vải Thành Tiến
- ·Kiểm soát chi vốn ngân sách nhà nước an toàn, hiệu quả
- ·Không để tình trạng có tiền không tiêu được
- ·Cứu 15 ngư dân bị chìm tàu trên biển Cà Mau
- ·Đức Hòa: Bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt hơn 100% chỉ tiêu theo kế hoạch
- ·Bình Dương: Dốc toàn lực để giải ngân vốn đầu tư công ngay sau kỳ nghỉ tết
- ·Quảng Bình: Khen thưởng ban chuyên án bắt giữ vụ vận chuyển, mua bán gần 1 tấn thuốc nổ
- ·Ban hành bản câu hỏi điều tra vụ chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc
- ·Thị trường kiểm tra tâm lý trước vùng hỗ trợ VN
- ·Thông tin tuyển dụng viên chức Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính năm 2023