【chuyên gia dự đoán】Tăng trưởng kinh tế năm 2024
Kinh tế Việt Nam nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Kỳ họp Quốc hội giữa nhiệm kỳ với nhiều nội dung quan trọng,ăngtrưởngkinhtếnăchuyên gia dự đoán tiến hành lấy phiếu tín nhiệm Thủ tướng Chính phủ: Nỗ lực phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu năm 2023, GDP tăng trên 5% |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo. Ảnh: Quochoi.vn |
Qua 3 giai đoạn, nền kinh tế đã thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào chiều 23/10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tình hình thế giới biến động nhanh, mạnh, phức tạp, nhiều rủi ro; nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, vượt quá khả năng dự báo, ảnh hưởng sâu, rộng, toàn diện, cần thời gian để ứng phó, thích ứng.
Trong nước, nền kinh tế trải qua 3 giai đoạn cơ bản, từ phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ đà lây lan của đại dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, mở cửa lại nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi và ứng phó, thích ứng với những khó khăn, thách thức mới của kinh tế toàn cầu.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, sau nửa nhiệm kỳ, nước ta cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo nền tảng phát triển KTXH, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong trung và dài hạn; vẫn tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu. Một số chỉ tiêu KTXH chủ yếu giai đoạn 2021-2023 dự kiến có sự thay đổi tích cực hơn so với giai đoạn 2016-2018. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam, dự báo kinh tế nước ta sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới. |
Nhưng nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, nước ta đã thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển KTXH; mặc dù còn những hạn chế, bất cập nhưng về cơ bản đã đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực…
Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ nhìn nhận, tăng trưởng kinh tế còn gặp nhiều thách thức; ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm (6,5-7%) rất lớn.
Trong đó, năm 2023, nhiều động lực tăng trưởng chính chậm lại, đối mặt với nhiều khó khăn; kim ngạch xuất khẩu ước giảm 3,5%, nhập khẩu giảm 4,2%; nợ xấu có xu hướng tăng; chỉ số lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro...
Hơn nữa, sau đại dịch, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã đến mức tới hạn; hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục còn nhiều khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng. Cùng với đó là việc hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đáp ứng yêu cầu tạo chuyển biến nhanh về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế…
Về tình hình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã khẩn trương ban hành Chương trình hành động để tổ chức thực hiện; trong đó, đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt 102 nhiệm vụ xây dựng chương trình, đề án.
Tuy nhiên, bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước nhiều khó khăn, thách thức đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm. Vì thế, tiến độ xây dựng thể chế, chính sách thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm. Cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng chưa có nhiều thay đổi đáng kể...
Cần đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip điện tử
Vì thế, trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ xác định tiếp tục bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng XIII; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Chiến lược 10 năm, Kế hoạch 5 năm, trong đó chú trọng 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu.
Cùng với các giải pháp về kinh tế vĩ mô, báo cáo của Chính phủ nêu rõ phải đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao (như chip, bán dẫn); tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip điện tử đến năm 2025 và 2030... để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn |
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với nhiều nội dung theo Báo cáo của Chính phủ.
Nhưng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025, với tác động mang tính độ trễ của các giải pháp từ chính sách hỗ trợ nền kinh tế được triển khai liên tục từ đầu năm 2022, Chính phủ, các bộ, ngành cần quyết liệt chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Ủy ban Kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2024-2025 có thể được phục hồi tốt hơn so với năm 2023, tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5-7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020 (6,25%) là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Vì thế, Chính phủ và các bộ, ngành cần bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; chủ động phân tích, dự báo diễn biến các thị trường quốc tế để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp; triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; nghiên cứu, đánh giá kết quả và đề xuất ban hành mới hoặc kéo dài các chính sách tiền tệ, chính sách thuế, phí, lệ phí... để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh...
(责任编辑:La liga)
- ·Sâu, bệnh gây hại trên lúa tăng
- ·Á quân Top chef Vietnam trở thành đại sứ thương hiệu MM Mega Market Việt Nam
- ·Các hệ thống bán hàng điện máy teo dần
- ·Tăng cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu
- ·Long An: Thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn đạt 85%
- ·Hải đội 1 phối hợp bắt giữ gần 160 kg pháo lậu
- ·Giá vàng hôm nay 26
- ·Giá vàng hôm nay 14/2: Tiếp tục đà tăng giá
- ·Ngỡ ngàng vì Iphone giá chỉ 700.000 đồng?
- ·Thay đổi khung giá tính thuế tài nguyên với cát, sỏi, đá xây dựng từ tháng 3
- ·“Vợ đẹp là của người ta?”
- ·Quầy hàng rong mì cá viên hút khách nhờ chủ quán có thân hình vạm vỡ
- ·Thủy điện Trung Sơn phát điện tổ máy số 2
- ·Lào Cai: Thu hơn 134 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra thuế
- ·Mẹ con chực chờ ở viện, mong bố vay tiền mổ tim
- ·Mảnh gỗ sồi đã qua xử lý nhiệt có thuế suất thuế GTGT 10%
- ·Thông tấn xã Việt Nam và Tân Hoa xã tăng cường hợp tác thông tin
- ·Tham vọng dẫn đầu của VONTA
- ·Nếu em “không còn” thì cũng “chẳng sao cả”
- ·iPhone 7 Plus rớt giá còn khoảng 3 triệu đồng