【giải thổ nhĩ kỳ cúp】Cà phê đểu gây hậu quả khôn lường
Theàphêđểugâyhậuquảkhônlườgiải thổ nhĩ kỳ cúpo báoTiền Phong, cà phêbẩn, kém chất lượng đang len lỏi đến nhiều vùng miền trong cả nước, có mặt ở các quán cà phê lớn nhỏ. Hiện chưa có thống kê nào từ nhà chức trách về các cơ sở chế biến cà phê kiểu này, hay số quán mua cà phê bẩn về pha cho khách hàng uống. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những cơ sở sản xuất cà phê chân chính mà còn làm hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Cà phê ‘đểu’ = 7 ‘rởm’ + 3 ‘xịn’
Chất độn có thể là các loại hạt khác, được rang cùng một kiểu để pha lẫn với cà phê, nhằm tạo ra những hương vị khác nhau, nhưng chủ yếu là để tăng lợi nhuận. Người ta có thể độn đến 7 phần, chỉ có 3 phần là cà phê. Tỷ lệ phổ biến hiện nay là 6-7 phần chất độn và 3-4 phần cà phê. Chất độn phổ biến nhất là bắp (rẻ hơn rất nhiều so với cà phê); tại các điểm bán cà phê hạt cũng luôn có sẵn. Có một thứ phụ gia nữa mà người trong nghề gọi là ‘mẻ’. Đó là những mảnh vụn vỏ hạt cà phê, hầu như không có caffeine. Để cho ly cà phê thơm béo, ngoài bơ, người ta còn độn thêm đậu nành rang. Để cà phê ‘gắt cổ’, người ta chọn chất độn là đậu đỏ.
Cà phê là thức uống rất được ưu chuộng vì hương vị thơm ngon, giá thành ‘mềm mại’. Ảnh minh họa
Cà phê ‘ướp’ hóa chất
Để tạo mùi, người ta còn sử dụng tinh cà phê. Đây là những hóa chất tạo mùi tổng hợp, chỉ cần một chấm bằng đầu tăm sẽ làm 1 kg cà phê thơm lừng dù đứng cách xa vài mét. Một loại phụ gia khác là hóa chất tạo bọt. Nếu có chất này, chỉ cần khuấy vài lần là bọt cà phê nổi đầy, rất hấp dẫn. Đôi khi các ‘thượng đế’ cũng được uống những ly cà phê tẩm nước mắm nhĩ đặc biệt, chủ quán chỉ chấm một đầu nhang vào ly trước khi mang ra, theo báo Một Thế giới.
Cà phê với 7 phần là chất độn lại được ‘tắm’ với thứ hóa chất màu đen. Ảnh VnExpress
Hậu họa khôn lường
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM phân tích, tinh cà phê chế biến sẵn là tinh tổng hợp, chủ yếu làm từ hóa chất, chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng độc hại. Còn kháng sinh chloramphenicol cũng bị cấm dùng cho cả việc nuôi hải sản. Việc rang cháy đậu nành để cho giống cà phê thật sẽ làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng và nó sẽ sản sinh ra các chất rất độc hại cho người sử dụng’.
Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm Việt Nam cũng nhìn nhận: ‘Đáng sợ nhất của phẩm màu, phụ gia công nghiệp vì nó chứa rất nhiều tạp chất, các kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen... Nếu dùng lâu dài, các độc chất này tích tụ sẽ giết dần mòn cơ thể và chúng có nguy cơ gây ung thư. Riêng kháng sinh chloramphenicol nếu dùng không đúng thì không đơn giản làm lờn thuốc mà nó còn độc cho gan và làm suy tủy, ảnh hưởng lên thận. Với đường hóa học Sodium Cyclamate, loại đường có độ ngọt gấp 50 lần so với đường mía thông thường, bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì nó có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng; có nguy cơ gây hội chứng Down, ảnh hưởng trên thai phụ; thử nghiệm ở chuột, người ta nhận thấy đường Cyclamate còn gây cao huyết áp và làm teo tinh hoàn...
Cà phê ‘đểu’ được cho là một trong các nguyên nhân gây teo tinh hoàn ở nam giới. Ảnh minh họa
Ông T.H, một chuyên gia về hóa thực phẩm có thâm niên tại TP.HCM từng chia sẻ với báo Thanh Niên: Khi sản xuất cà phê ‘đểu’, nếu không cho hương vào thì đậu nành, bột bắp sẽ hút hết tinh cà phê tổng hợp. Còn chất tạo bọt thường dùng là Sodium lauryl sunlfate, loại làm nước rửa chén, dầu gội đầu... Chất tạo bọt Sodium lauryl sunlfate chỉ dùng trong công nghiệp, không được dùng cho thực phẩm bởi nó độc hại và có nguy cơ gây ung thư.
Loan Tô(T/h)
FBI đột kích làng cà phê Việt và tạm giam hàng chục người
(责任编辑:La liga)
- ·Xổ số Vietlott: Giải Jackpot hơn 92 tỷ đồng ngày hôm qua có tìm thấy chủ nhân?
- ·2 yếu tố giúp The Sailing Quy Nhơn ‘ghi điểm’ với nhà đầu tư
- ·Môi giới khoe chốt loạt giao dịch, bất động sản Đà Nẵng sắp ấm trở lại?
- ·Sống tận hưởng hay tích lũy
- ·'Loạn' gắn mác chung cư cao cấp, cần xử thế nào?
- ·Hải Phòng tìm nhà đầu tư cho cao ốc 40 tầng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng
- ·Vinhomes sắp làm siêu đô thị tỷ đô tại Hải Phòng
- ·Lùm xùm giá gửi xe tăng sốc loạt ô tô bị khoá bánh ở chung cư Hà Nội
- ·Xổ số Vietlott: Ngày hôm qua, chủ nhân giải Jackpot hơn 97 tỷ đồng đã xuất hiện?
- ·Cuối năm có nên ‘xuống tiền’ đầu tư bất động sản?
- ·Công nghệ 'cực đỉnh' của Bphone 3 vẫn chưa được Bkav chưa công bố
- ·Sau Tết Nguyên đán, Bình Định đấu giá 48 lô đất, khởi điểm từ 399 triệu đồng
- ·Khai tử loạt dự án nghìn tỷ của FLC
- ·Bộ 3 siêu chính sách thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point
- ·'Phát sốt' với những trang bị đắt tiền trên Hyundai Sonata 2020
- ·Cơ hội mua nhà trong thời điểm ‘vùng trũng’ của thị trường
- ·Đặc quyền ‘Chạm xanh
- ·Vạn người ‘sập bẫy’ lãi suất không tưởng của CEO Công ty Nhật Nam Vũ Thị Thuý
- ·Chưa đăng ký mua cổ phiếu quỹ, Tập đoàn Yeah1 ‘dội gáo nước lạnh’ vào nhà đầu tư
- ·Một dự án bất động sản trong vụ ông Trần Quí Thanh thoát 'án' thu hồi