【lịch thi đấu vđqg thổ nhĩ kỳ】Duy trì sản xuất và nỗ lực phòng dịch
Hiện nay,ảnxuấtvnỗlựcphngdịlịch thi đấu vđqg thổ nhĩ kỳ hoạt động sản xuất của các công ty, doanh nghiệp vẫn được duy trì, nhưng Hậu Giang yêu cầu phải đảm bảo an toàn cho người lao động. Duy trì sản xuất và nỗ lực phòng dịch là hai điểm quan trọng để ổn định tình hình các doanh nghiệp, cũng như các mục tiêu về kinh tế của tỉnh trong một năm có nhiều biến động...
Bài 1: Công nhân đồng hành cùng doanh nghiệp
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, các công nhân luôn tập trung lao động sản xuất, cộng đồng trách nhiệm với doanh nghiệp, để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Công nhân tích cực làm việc, đảm bảo đơn hàng đầy đủ cho công ty, doanh nghiệp.
Chú tâm, hết mình làm việc
Vào những ngày này, tất cả lao động của Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang vẫn miệt mài với công việc của mình. Với mọi người ở đây, việc tuân thủ các quy định phòng ngừa dịch bệnh là điều đương nhiên. Tuy nhiên, việc hoàn thành kế hoạch sản xuất các đơn hàng cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, để duy trì sự phát triển ổn định của công ty, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Theo chị Trần Thị Thùy Linh, công nhân may ở công ty, hiện nay, đơn hàng ít hơn so với trước, thu nhập giảm hơn, nhưng ai cũng vui vì công ty vẫn duy trì hoạt động, để người lao động có việc làm. “Tất cả công nhân chúng tôi rất nghiêm túc thực hiện các quy định phòng, chống dịch theo quy định và luôn cố gắng nỗ lực để làm tốt công việc của mình”, chị Linh chia sẻ.
Công nhân Công ty TNHH May mặc Phú Ngọc đo thân nhiệt mỗi ngày 2 lần.
Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang hiện có khoảng 1.300 công nhân đang làm việc. Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, công ty đã bố trí máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn ngay cửa ra vào công ty. Bên trong nhà xưởng, công nhân làm việc đều đeo khẩu trang, ngoài ra công ty còn bố trí nhiều điểm rửa tay bên ngoài xưởng để công nhân vệ sinh cá nhân. Khó khăn của công ty là các đơn hàng xuất khẩu bị hủy do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để duy trì việc làm cho công nhân, công ty phải chia nhỏ các khâu sản xuất và bổ sung thêm các đơn hàng may khẩu trang.
Các công nhân lao động thuộc các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn nỗ lực hết mình trong thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển sản xuất kinh doanh. Là lao động chính trong gia đình, chị Võ Thị Huệ, ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A luôn cố gắng làm việc, để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Hiện chị Huệ làm công nhân may tại Công ty TNHH May mặc Phú Ngọc đặt tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành A. Chị Huệ chia sẻ: “Nghe thông tin dịch bệnh, tôi vô cùng lo lắng không biết hàng hóa công ty sẽ như thế nào, có đủ sản xuất không, nếu công ty tạm ngừng sản xuất kinh doanh thì cuộc sống gia đình tôi sẽ vô cùng khó khăn”.
Rồi được lãnh đạo công ty quán triệt, tuyên truyền rằng doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, công nhân lao động như chị Huệ rất mừng. Khi đi làm, mọi người thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch theo quy định. Theo chị Huệ, ngoài cấp khẩu trang, trong quá trình làm việc, công ty cũng yêu cầu công nhân thường xuyên sát khuẩn tay để đảm bảo an toàn. “Lúc này, còn được đi làm, công nhân chúng tôi luôn cố gắng, nỗ lực hết mình, ngoài đảm bảo đơn hàng đầy đủ cho công ty, còn lo được cuộc sống của gia đình”, chị Huệ chia sẻ. Thu nhập mỗi tháng của chị Huệ cũng được gần 5 triệu đồng.
Mong dịch bệnh qua mau
Tại xưởng may của Công ty TNHH May mặc Phú Ngọc có khoảng 60 công nhân làm việc. Để phòng ngừa dịch bệnh, công ty đã quán triệt tất cả người lao động nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đeo khẩu trang. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng cũng được đề cao. Đơn vị đã bố trí khu vực rửa tay, nước sát khuẩn cho công nhân lao động. Anh Võ Văn Trung, quản lý xưởng may, cho biết: “Ngoài bố trí giãn khoảng cách ngồi giữa các công nhân, tạo không gian thoáng mát hơn, hạn chế va chạm tiếp xúc, chúng tôi còn đo thân nhiệt công nhân 2 lần/ngày, phát khẩu trang cho công nhân. Riêng bản thân tôi còn sát khuẩn xưởng may 2 lần/ngày”. Được biết, công ty vẫn đảm bảo nguồn nguyên liệu đến hết tháng 4.
Toàn tỉnh hiện có trên 1.600 doanh nghiệp, với trên 49.200 lao động làm việc. Thực tế cho thấy, dịch Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống, đối với công nhân lao động cũng không ngoại lệ. Nhiều công nhân lao động chia sẻ rằng, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, cuộc sống của họ ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút. Chị Trần Thị Khánh Phương, làm ở bộ phận kỹ thuật Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang, cho biết: “Nếu như trước đây, thu nhập của tôi cũng được 5-6 triệu đồng/tháng nhờ tăng ca, đi làm vào ngày thứ bảy, song do ảnh hưởng của dịch bệnh các đơn hàng xuất khẩu bị cắt hết, công nhân chỉ làm đến ngày thứ sáu và không tăng ca, thu nhập giảm xuống, tháng vừa rồi tôi chỉ nhận được 4,3 triệu đồng. Chúng tôi mong dịch bệnh sớm qua mau, công ty sản xuất, kinh doanh bình thường, để công việc của chúng tôi trở lại như trước đây”.
Suy nghĩ của chị Phương cũng là mong muốn của công nhân lao động nói riêng và của tất cả mọi người nói chung. Ai nấy đều mong rằng dịch bệnh sớm qua mau, cuộc sống trở lại bình thường, học sinh tiếp tục đến trường, các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất, công nhân, người lao động cũng có được việc làm, cuộc sống được ổn định hơn…
Theo bà Hồ Thu Ánh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các công ty, doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp phòng dịch bao gồm việc đo thân nhiệt công nhân trước khi vào làm việc, trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn, giãn khoảng cách ngồi giữa các công nhân… Tuy nhiên, hiện nay, doanh nghiệp về lĩnh vực may mặc, giày da đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, do đó, doanh nghiệp và công nhân lao động cùng nhau chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm, để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng Trong quý I/2020, có 1.418 người nộp hồ sơ vào Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng hơn 328 người so với cùng kỳ 2019. Trong đó, có 819 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng. |
Minh Phú Hậu Giang đảm bảo bình quân lương của công nhân từ 6-7 triệu đồng trong tháng 2 và tháng 3 Ông Chu Văn An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, cho biết: “Công ty đang nỗ lực hết mình để cân đối duy trì sản xuất, đảm bảo bình quân lương của công nhân từ 6-7 triệu đồng trong tháng 2 và tháng 3. Chúng tôi làm sao bằng mọi giá mua tôm sản xuất, tính toán làm sao mình vừa có lời mà đời sống của công nhân đảm bảo. Nếu không duy trì được công nhân đi hết. Tháng 3 xuất hàng so với cùng kỳ giảm khoảng 15%, dù khó khăn vẫn duy trì sản xuất. Chúng tôi cũng cần cơ quan chuyên môn tiếp tục hướng dẫn để công ty thực hiện công tác phòng, chống dịch tốt hơn”. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
---------------------
Bài 2: Doanh nghiệp thích nghi, chuyển mình, thay đổi
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hẻm 40 'phố Tây' Bùi Viện hạn chế đi lại sau ca nhiễm Covid
- ·Venezuela kêu gọi cứu trợ khẩn cấp
- ·Tổng thống Trump nêu lý do thượng đỉnh Mỹ
- ·Nỗ lực chăm lo chế độ, chính sách cho đoàn viên, lao động
- ·Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Lễ khai trương khu nghỉ dưỡng trọng điểm tại Quảng Ninh
- ·Phụ huynh đồng hành cùng con xây dựng thói quen đọc sách
- ·Hà Nội: Tiếp tục dừng hoạt động bar, karaoke đến khi hết dịch
- ·Tạm dừng thí điểm trông giữ xe qua ứng dụng iParking tại Hà Nội
- ·Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá lên ±5% từ ngày 17/10
- ·Tăng cường quan hệ đối tác nghị viện châu Á
- ·Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam
- ·Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”
- ·Tam Khôi 2024
- ·TPHCM: 99,44% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT
- ·6 tháng đầu năm, ngành Thuế thực hiện hơn 26 nghìn cuộc thanh, kiểm tra
- ·Thúc đẩy quan hệ Việt Nam
- ·Phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54
- ·Đơn giản hóa 46 TTHC thuộc quản lý của Bộ Lao động
- ·Mở lại đường bay nội địa: Hà Nội đưa ra một số yêu cầu
- ·Thủ tướng Chính phủ: Xem xét mở lại một số đường bay thương mại