【bảng xếp hạng bóng đá scotland】Mỗi văn bản đều mang hơi thở cuộc sống
(CMO) Công tác xây dựng và ban hành các nghị quyết - văn bản khung để xã hội vận hành thuận lợi chưa bao giờ dễ dàng, kể cả với Trung ương. Thời gian gần đây, dư luận từng đề cập đến chuyện “Luật không ăn khớp với thực tế”. Xác định được vấn đề này, HĐND tỉnh Cà Mau đã dành nhiều tâm sức, thời gian xây dựng và chuẩn bị kỹ lưỡng từng văn bản.
Nói như ông Nguyễn Kiên Cường, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau: “Làm sao để văn bản ban hành ra người dân ý thức được trách nhiệm, quyền lợi. Từng văn bản ban hành phải mang hơi thở cuộc sống. Người có trách nhiệm bàn bạc, thảo luận, xây dựng và ban hành văn bản có trách nhiệm rất lớn trước Nhân dân”.
Nghị quyết phải bắt kịp xu thế
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng ban Văn hoá - Xã hội, HĐND tỉnh, có một so sánh thú vị: “Nghị quyết về mức phí liên quan đến lĩnh vực thể dục thể thao, tại sao Đồng Tháp phát triển thế mà vẫn ít hơn Cà Mau. Nghị quyết của anh phải hợp lý, phải khuyến khích để phát triển”. Vậy là, ngay trong buổi trao đổi, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ghi nhận: “Đồng ý sẽ giảm mức phí, chủ trương cổ động cho phong trào thể dục thể thao tỉnh nhà phát triển”.
Xây dựng, soạn thảo, thẩm tra và ban hành văn bản của HĐND luôn được tiến hành trên tinh thần ý thức trách nhiệm, tập trung cao độ. |
Quy trình xây dựng, thẩm tra và ban hành văn bản phải hết sức chặt chẽ. Ông Nguyễn Kiên Cường nhấn mạnh: “Các hoạt động xã hội rất phức tạp, văn bản không chỉ quy định mà phải có tính định hướng, dự báo. Văn bản không đuổi kịp thực tế là cảnh báo lớn nhất với người có trách nhiệm”.
Hiện tại, các văn bản dự thảo nghị quyết, các tờ trình được đăng tải rộng rãi trên trang website của HĐND tỉnh. Quy trình xây dựng, thẩm tra và ban hành văn bản thường được kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên có thể cụ thể hoá: Cơ quan phụ trách lĩnh vực sẽ xây dựng tờ trình, dự thảo nghị quyết, do lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt trình HĐND; sau đó, các ban của HĐND sẽ tổ chức lấy ý kiến, thẩm tra, chuẩn bị trình văn bản tại các kỳ họp chính thức; tiếp đó, tại các kỳ họp chính thức của HĐND, các dự thảo nghị quyết sẽ được thông qua. Kể từ đó trở đi, đây sẽ là văn bản pháp lý, quy định ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của công dân.
Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng: “Văn bản ban hành phải theo kịp xu thế, trong bối cảnh tỉnh nhà đang trên đà phát triển”. Công việc đóng góp, thẩm tra các văn bản dự thảo luôn rất tập trung, căng thẳng và đôi khi là… tranh luận. Không ít những dự thảo có liên quan trực tiếp, sâu rộng đến từng cá thể trong xã hội được thảo luận sôi nổi. Cà Mau chưa phải là tỉnh xuất sắc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên, đối với hoạt động ban hành văn bản của HĐND, chúng ta có thể tin tưởng là chưa có văn bản nào trái luật, gây phiền hà cho Nhân dân.
Dân chủ trong ban hành văn bản
Thẩm tra văn bản là khâu vô cùng quan trọng. Các yếu tố kỹ thuật, nội dung, căn cứ hệ thống Hiến pháp, luật, bộ luật đều được tính toán kỹ càng. Ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, lưu ý: “Xây dựng văn bản pháp luật phải có tính kế thừa, song phải gắn chặt với thực tế”. Từng đại biểu - người được Nhân dân lựa chọn, phải nỗ lực với vinh dự của mình, có trách nhiệm trước cử tri, trước sự phát triển của quê hương, đất nước.
Ông Nguyễn Đức Tiến, Phó trưởng ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Cà Mau, băn khoăn: “Như lĩnh vực giáo dục, tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn còn, chúng ta giải quyết thế nào để phù hợp”. Hay ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế, khẳng định: “Nghị quyết không phải là con số. Mỗi số liệu đều có ảnh hưởng sâu rộng. Mỗi số liệu có thể chi phối sự phát triển của tỉnh nhà”.
Một động thái được cho là rất tích cực của HĐND, khi mỗi văn bản thẩm tra đều có đối chiếu, so sánh với các địa phương trong khu vực và toàn quốc. Chính quá trình này sẽ xác định, Cà Mau đang ở vị trí nào và cần cải thiện nhược điểm nào trong quá trình phát triển. Nhất là ý thức bảo vệ tài nguyên, hướng đến một Cà Mau phát triển bền vững. Có đại biểu nói rằng: “Tại sao hồi xưa người ta chỉ bơm tay là nước lên ào ào, giờ phải xài máy bơm công suất lớn mà nước vẫn yếu”. Đó là tài nguyên nước cạn kiệt. Đó là việc khuyến khích phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp, nhưng đồng thời không để “Hoà Trung, Sông Đốc lần hai”.
Ông Trần Ngọc Diệp, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, nhận định: “Nói gì thì nói, cái quan trọng là khi ban hành, nghị quyết phải nhận được sự đồng thuận của người dân, áp dụng dễ dàng với các cơ quan công vụ”.
Một yếu tố không thể không nhấn mạnh đó là sự quán xuyến, theo dõi, góp ý trực tiếp và xuyên suốt của Thường trực HĐND và UBND. Ý thức thượng tôn pháp luật và căn cứ thực tế được ông Nguyễn Kiên Cường nhắc đi nhắc lại. Văn bản ban hành phải hợp lệ, đúng quy trình nhưng quan trọng và ý nghĩa nhất là hợp lòng dân. Quá trình thảo luận, Thường trực HĐND và UBND luôn hướng đại biểu đến những dự báo, tính toán trong tương lai, so sánh và đối chiếu với điều kiện sống thực tế của người dân.
Quốc Rin
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Con u não, mẹ đau đớn cầu cứu
- ·Có quy định thời hạn bổ sung dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước?
- ·Định vị chỗ đứng cho ASEAN thời kỳ hậu Covid
- ·Đào rừng rẻo cao Điện Biên nhộn nhịp xuống phố đón Tết
- ·Một người không đồng ý, cả nhà không ai được chia di chúc
- ·Triển lãm Công nghệ và Thủy sản quốc tế: Cơ hội cho thủy sản Việt vào thị trường Nhật Bản
- ·Triển vọng xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm
- ·Nghịch lý câu chuyện nhập khẩu muối
- ·Những bất thường của nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp kinh doanh thương mại
- ·Vốn vay về cho doanh nghiệp vay lại không phải vốn đầu tư công
- ·Anh chồng thân mật khiến tôi ngại ngần
- ·Sửa quy định về quản lý phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
- ·Liên hoan phim Cannes lần thứ 76: Hứa hẹn nhiều điều đặc biệt
- ·Kho bạc Nhà nước Đồng Nai: Bước tiến mới trong cải cách thủ tục hành chính
- ·Trao quà Tết cho bà Huỳnh Thị Sinh
- ·Nguy cơ cháy rừng cực cao vùng Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên
- ·Bộ Tài chính lên kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ
- ·Hết tháng 11/2020, Kho bạc ước giải ngân trên 1.147 nghìn tỷ đồng
- ·Bị phát hiện bằng đại học giả, bị xử lí thế nào?
- ·Lý do ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường ở Quảng Ninh