【soi kèo u19 ý】Quan chức đi họp sẽ không được nhận quà
Bộ VH-TT&DL vừa họp báo công bố nghị định quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng,ứcđihọpsẽkhôngđượcnhậnquàsoi kèo u19 ý đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
Nghị định này sẽ thay thế nghị định số 82 (ban hành năm 2001) và nghị định số 154 (ban hành năm 2004) nhằm điều chỉnh việc tổ chức các ngày lễ kỷ niệm được “thống nhất, khoa học, tránh rườm rà, tốn kém từ trung ương đến địa phương, phù hợp với truyền thống dân tộc, pháp luật và thông lệ quốc tế”.
Dù ngày 16-12 nghị định mới có hiệu lực thi hành, nhưng ngay từ khi công bố, văn bản này đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ dư luận.
1 Ngoài việc quy định tỉ mỉ kiểu trang phục “không được dùng phù hiệu, nơ, hoa cài ngực” hay kính thưa, kính gửi bao nhiêu lần thì bản nghị định này cũng có những điều khoản gây nhiều băn khoăn. Trong khoản 2, điều 24, chương 6 về hình thức tổ chức các buổi lễ, nghị định quy định rõ: “Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi, trừ trường hợp quy định tại điều 11 của nghị định này”. Hai buổi lễ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của khoản này bao gồm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh. Đáng nói là quy định này được áp dụng cho tất cả các đơn vị, không loại trừ tổ chức xã hội nào, kể cả đơn vị kinh tế tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo ông Phạm Văn Thủy (cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VH-TT&DL), quy định này nhằm bỏ bớt những rườm rà, lãng phí, giảm bớt chi phí, đơn giản hóa buổi lễ chương trình. Thậm chí, một lãnh đạo Bộ VH-TT&DL còn khẳng định “trong buổi lễ mà khách mời xách “lủng lẳng” cái túi có logo của đơn vị tổ chức là mất mỹ quan”.
Tuy nhiên, quy định này lại gây kinh ngạc với giới luật sư. “Nếu áp dụng cho tất cả các đối tượng thì quy định này sai hoàn toàn. Nó chỉ có ý nghĩa xã hội đối với các tổ chức nhà nước là những đơn vị không cần quảng bá hoặc dùng ngân sách. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân, việc tặng quà cho khách hàng hay tặng các biểu tượng, logo của doanh nghiệp là quyền của họ. Đừng nhầm lẫn giữa cơ quan hành chính nhà nước với doanh nghiệp tự hạch toán” - luật sư Phạm Hữu Khánh Toàn (Đoàn luật sư TP Hà Nội) bình luận.
“Theo tôi, quy định này chỉ nên áp dụng với cơ quan nhà nước là những đơn vị cần tiết giảm chi phí công, còn với đơn vị kinh tế tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài thì nên để họ tự điều chỉnh. Nếu việc tặng quà hay biểu tượng không mang lại hiệu quả quảng bá hay kinh doanh, họ sẽ tự động ngừng chứ chẳng cần đến sự can thiệp của nghị định” - luật sư Khánh Toàn nói.
Cùng quan điểm, luật sư Trần Hải Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng: “Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các lễ kỷ niệm đánh dấu một mốc phát triển của họ thì không thể cấm tặng quà hay biểu tượng logo được. Họ được quyền làm điều đó tùy khả năng tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, theo tôi, quy định này hoàn toàn không phù hợp. Nó lấn quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp”. Trong khi đó, một số luật sư khác còn đặt nghi vấn về việc quy định này đã vi phạm quyền doanh nghiệp. “Cần phải xác định rõ nếu đối tượng điều chỉnh bao gồm các đơn vị tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài thì quy định này vi phạm nghiêm trọng quyền của doanh nghiệp” - một luật sư nói.
2 Với các điều khoản quy định chi tiết và tỉ mỉ đến từng bộ trang phục, cách đi đứng, cách kính thưa, kính gửi, Bộ VH-TT&DL cũng cho biết nghị định sẽ không đi kèm thông tư hướng dẫn. Nghị định cũng không quy định hình thức chế tài đối với những đơn vị vi phạm. “Ai làm sai, cấp nào sai thì cấp đó phải chịu trách nhiệm xử lý ở cấp đó” - ông Phan Đình Tân (người phát ngôn Bộ VH-TT&DL) trả lời báo chí chiều 1-11.
Ông Phan Đình Tân khẳng định: “Nghị định chủ yếu mang tính vận động, khuyến khích người dân thực hiện. Có nhiều thứ có cả chế tài nhưng rồi cũng không thể xử phạt. Ví dụ như quy định về thời gian quàn thi thể không được quá 24 giờ... trước đây cũng thế, quy định là vậy nhưng chẳng lẽ lao vào gia đình đang có tang để xử phạt à!”.
Mặt khác, ông Tân cũng thừa nhận quy định việc tặng quà, biểu tượng, logo trong buổi lễ chỉ phù hợp với đơn vị nhà nước chứ chưa phù hợp với doanh nghiệp tư nhân hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. “Đối với phía tư nhân, nghị định có tác dụng là cảnh báo họ đừng làm gì quá. Do đó, nghị định không có chế tài là vì thế. Cực chẳng đã mới phải đặt ra chế tài” - ông Tân nói.
Theo Tuổi Trẻ
(责任编辑:World Cup)
- ·Điện thoại phát nổ khiến người dùng trọng thương, bỏng nặng
- ·Kiên Giang tham gia Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội
- ·Đoàn công tác tỉnh Vĩnh Phúc đi thăm, động viên người dân vùng lũ miền Trung
- ·Phường Uyên Hưng, TP.Tân Uyên: Thực hiện hiệu quả mô hình xã hội hóa
- ·Tai nạn khủng khiếp do nhập làn ô tô không đúng chuẩn, nhiều tài xế dễ mắc
- ·“Giá đất tăng gấp 2
- ·Giá văn phòng cho thuê tại Hà Nội và trung tâm thương mại không ngừng tăng trưởng
- ·Xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng: Thực hiện mô hình “Ánh sáng an ninh nông thôn”
- ·iPhone chạy phiên bản iOS 14 gặp lỗi không báo tin nhắn, phản hồi chậm
- ·Ngành nông nghiệp cần thêm nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn
- ·Thu hồi khẩn cấp Bánh nướng rau củ do chứa nhiều các mảnh thủy tinh xanh
- ·Các sân bay được khai thác trở lại trừ sân bay Chu Lai do bị tốc mái
- ·Cao tốc Biên Hòa
- ·Tín hiệu phục hồi thị trường địa ốc ngày càng rõ nét
- ·Chiếc ô tô Mitssubishi 7 chỗ đẹp long lanh này đang giảm mạnh gần 100 triệu gần Tết
- ·Triển khai ứng dụng Phú Giáo Xanh trong nông nghiệp và du lịch
- ·Thị trường bất động sản trầm lắng, nhận cọc vài trăm triệu rồi mà người bán nơm nớp lo bị bùng kèo
- ·NIC Hòa Lạc trước thềm khai trương: Xây tổ đón 'đại bàng'
- ·Nhà sản xuất cảnh báo thang máy mất an toàn tại chung cư NOXH tòa Trung Rice City Linh Đàm
- ·Bộ Chính trị giới thiệu ông Nguyễn Văn Nên để bầu làm Bí thư Thành ủy TP.HCM