会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【fc u craiova 1948】Kinh tế ASEAN dễ bị tổn thương trước dịch Covid!

【fc u craiova 1948】Kinh tế ASEAN dễ bị tổn thương trước dịch Covid

时间:2025-01-11 13:27:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:668次
kinh te asean de bi ton thuong truoc dich covid 19Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26
kinh te asean de bi ton thuong truoc dich covid 19Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 51
kinh te asean de bi ton thuong truoc dich covid 19Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thảo luận giải pháp tăng hội nhập khu vực
kinh te asean de bi ton thuong truoc dich covid 19Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 49 ở Philippines
kinh te asean de bi ton thuong truoc dich covid 19
Dịch Covid-19 tác động đáng kể đến các nước ASEAN.

Tại Thái Lan,ếASEANdễbịtổnthươngtrướcdịfc u craiova 1948 nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai ở ASEAN được dự đoán sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 1% trong năm 2020, do tác động của dịch Covid-19. Trong khi đó, Đại học Thương mại Thái Lan (UTCC) cũng đánh giá tác động của dịch Covid-19 sẽ lấy đi khoảng 600-700 tỷ baht (tương đương 20-23 tỷ USD) từ nền kinh tế nước này, khi GDP giảm từ 0,5-1 điểm phần trăm trong nửa đầu năm 2020, sau đó giảm 0,5 điểm phần trăm trong cả năm.

Trong bối cảnh Bangkok đang thảo luận về khả năng phong toả toàn bộ đất nước để ngăn ngừa sự bùng phát của dịch bệnh trong thời gian tới, ngày 20/3 vừa qua, Hiệu trưởng UTCC Thanavath Phonvichai cho biết động thái này sẽ khiến các doanh nghiệp bị thiệt hại khoảng 8 tỷ baht (hơn 260 triệu USD)/ngày, tương đương với 240 tỷ baht (8 tỷ USD)/tháng, trong đó, khoảng 180 tỷ baht (6 tỷ USD) giá trị thiệt hại bắt nguồn từ việc giảm lượng khách du lịch.

Tuy nhiên, Thái Lan chắc chắn không phải là nền kinh tế duy nhất chịu thiệt hại từ dịch Covid-19. Ngày 6/3 vừa qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá dịch bệnh lần này sẽ “tác động mạnh đến các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á”. ADB đã đưa ra một loạt các kịch bản. Ở kịch bản trung tính, theo đó các biện pháp phòng dịch và hạn chế đi lại bắt đầu được nới lỏng vào tháng 4 tới, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, trừ Trung Quốc, sẽ mất khoảng 22,3 tỷ USD, tương đương với 0,24% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Còn trong kịch bản xấu nhất, với việc các lệnh hạn chế đi lại và sự suy giảm cầu nội địa kéo dài hơn sáu tháng, các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực, không tính Trung Quốc, có thể sẽ thất thu 0,46% GDP, tương đương 42,2 tỷ USD.

Hiện nay, Malaysia và Philippines đã ban hành lệnh phong toả, bao gồm hạn chế đi lại trên toàn quốc, đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu và cấm tụ tập đông người. Thái Lan và Việt Nam đã đóng cửa trường học và các trung tâm giải trí. Indonesia ít nhất đã áp dụng một số biện pháp hạn chế trong thời điểm này.

Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng Securities dự báo kinh tế Singapore và Thái Lan sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2020 với mức sụt giảm lần lượt là 0,3 điểm phần trăm và 0,5 điểm phần trăm. Các nước còn lại trong nhóm ASEAN-5, gồm Malaysia, Indonesia và Philippines có lẽ sẽ tăng trưởng dưới mức trung bình trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008.

Maybank Kim Eng Securities cho biết việc các lệnh phong toả tiếp tục được áp dụng ở nhiều nước trong khu vực sẽ làm lan rộng phạm vi thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra sang một loạt các lĩnh vực khác của nền kinh tế khu vực. Ngay cả những lĩnh vực hướng ra bên ngoài như xuất khẩu, dầu khí và du lịch, cùng các dịch vụ “không thiết yếu” như bán lẻ, giải trí, thực phẩm và giải khát cũng không thể thoát khỏi thực tế này. Các cú sốc hiện nay, bao gồm sự bùng phát của dịch bệnh, giá dầu sụt giảm mạnh, cũng như ngày càng nhiều lệnh phong toả được ban hành sẽ tác động đến mỗi quốc gia với các tính chất và mức độ khác nhau.

Maybank Kim Eng Securities đánh giá các Chính phủ ASEAN đang đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài khoá nhưng một số nước có nhiều không gian tài khoá hơn các nước còn lại. Chẳng hạn như Singapore và Thái Lan có không gian tài khoá rộng hơn so với Malaysia và Indonesia. Nợ công và thâm hụt tài khoá cao, cộng với các biện pháp hạn chế tự áp dụng sẽ kiềm chế không gian tài khoá của Malaysia và Indonesia. Nợ công của Malaysia đã gần kịch trần, trong khi thâm hụt tài khoá của Indonesia được giới hạn ở mức 3% GDP. Thêm vào đó, việc giá dầu sụt giảm sẽ tác động mạnh đến nguồn thu tài khoá của Malaysia, vì có tới 25% nguồn thu tài khoá của nước này bắt nguồn từ dầu khí và các ngành nghề kinh doanh liên quan. Ở chiều ngược lại, Singapore có không gian tài khoá rộng nhất và sẽ tung ra một gói kích thích thứ hai khi nước này sử dụng các khoản vốn thặng dư trị giá 7,7 tỷ đôla Singapore và các khoản dự trữ khổng lồ của mình.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
  • Thanh niên trồng hàng nghìn cây cần sa rồi trốn truy nã ở TP.HCM
  • Kiều nữ môi giới cho nam huấn luyện viên thể hình bán dâm giá 18 triệu đồng
  • Mâu thuẫn nhỏ, chồng dùng dao đoạt mạng vợ ở Hải Phòng
  • Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
  • Giải pháp hỗ trợ DN nhỏ và vừa đã mạnh mẽ hơn
  • Lạm dụng vốn của bạn hàng
  • 'Cuộc chiến' từ mạng xã hội đến pháp lý của bà Nguyễn Phương Hằng sắp kết thúc?
推荐内容
  • Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
  • Trả hồ sơ vụ cựu Bí thư Bình Dương 'câu kết' bố con ông Nguyễn Đại Dương
  • Bắt 52 đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi hơn 1.000 tỷ đồng tại Nghệ An
  • Cảng CMIT xếp dỡ 590.000 TEU
  • Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
  • NH Phương Đông hợp tác với Công ty Hà Đô