【kết quả cúp quốc gia colombia】Hơn 1 triệu người được khoanh nợ, xóa tiền phạt, chậm nộp thuế
Hoàn thành 100% việc xử lý khoanh nợ
Ngày 26/11/2019, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 94/2019/QH14 (Nghị quyết 94) về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không có khả năng nộp ngân sách nhà nước. Người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ là người đã chết, mất tích hoặc giải thể, phá sản, thực tế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, không còn khả năng nộp thuế… Nghị quyết này thực hiện trong 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành (1/7/2020).
Trước thềm kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Chính phủ, đã ký báo cáo gửi Quốc hội về tình hình xử lý nợ theo Nghị quyết số 94.
Tại báo cáo, Chính phủ cho hay, tính đến hết năm 2022, cơ quan quản lý thuế đã khoanh nợ với 705.475 người nộp thuế, tổng số tiền thuế nợ được khoanh là 29.897 tỷ đồng. Trong đó, có 259.627 tổ chức, doanh nghiệp được khoanh nợ 27.548 tỷ đồng và 445.848 cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh được khoanh nợ 2.349 tỷ đồng.
Cơ quan quản lý thuế đã xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với 317.469 người nộp thuế là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh với tổng số tiền là 7.631 tỷ đồng. Trong đó, có 123.224 người nộp thuế là tổ chức, doanh nghiệp với số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa là 7.066 tỷ đồng và 194.245 người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh với số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa là 565 tỷ đồng.
Như vậy, đã có 1.022.944 người nộp thuế đã được khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp với tổng số tiền hơn 37.500 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/12/2022, cơ quan quản lý thuế đã cơ bản hoàn thành 100% việc xử lý khoanh nợ so với dự kiến xử lý. Việc xử lý xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đạt 61% so với số dự kiến xử lý nợ của các địa phương, Chính phủ cho biết.
Trong thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết, cơ quan quản lý thuế các cấp đã nhận được sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của UBND các cấp cũng như của các cơ quan chức năng ở địa phương như: cơ quan công an, cơ quan đăng ký kinh doanh, tòa án, cơ quan thông tin và truyền thông…
Dịch bệnh ảnh hưởng đến thời gian xử lý nợ
Nghị quyết số 94 yêu cầu xử lý nợ phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, bảo đảm điều kiện, hồ sơ, quy trình, thủ tục và chịu trách nhiệm của cá nhân có liên quan.
Thực hiện yêu cầu này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục xử lý nợ. Theo đó, đối với hầu hết các trường hợp phải có văn bản xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký. Đồng thời, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện công khai danh sách người nộp thuế đề nghị xóa nợ tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh và tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế.
Tuy nhiên, việc xử lý nợ theo Nghị quyết số 94 là xử lý nợ đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trước 1/7/2020, nhiều trường hợp nợ thuế đã lâu nên hồ sơ, tài liệu bị thất lạc. Do đó, cơ quan quản lý thuế mất nhiều thời gian để thu thập, tìm kiếm, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Thêm nữa, việc xử lý nợ được thực hiện trong giai đoạn bùng phát của dịch Covid-19 (giai đoạn 2020 - 2022), nên cơ quan quản lý thuế gặp khó khăn trong thu thập, xác minh thông tin và lập biên bản có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký. Vì vậy, thời gian xử lý nợ kéo dài.
Thời gian tới, để đảm bảo xử lý nợ theo đúng thời gian quy định tại Nghị quyết 94, Chính phủ cho biết, cơ quan quản lý thuế các cấp sẽ tiếp tục rà soát, xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đảm bảo đúng đối tượng, đúng thẩm quyền; hồ sơ, trình tự thủ tục chặt chẽ theo quy định… Tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện xử lý nợ theo Nghị quyết số 94, đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp cũng như các cơ quan chức năng trên địa bàn trong việc lập hồ sơ, xác nhận hồ sơ, xử lý nợ, đảm bảo hoàn thành xử lý nợ trong 3 năm theo đúng tinh thần Nghị quyết.
Báo cáo kết quả xử lý nợ theo từng đối tượng Báo cáo của Chính phủ cũng nêu kết quả xử lý nợ theo từng đối tượng. Cụ thể, ở nhóm người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể, cơ quan thuế và hải quan đã thực hiện khoanh nợ đối với 29.774 người nộp thuế với tổng số tiền là 1.051 tỷ đồng, thực hiện xóa nợ đối với 5.128 người nộp thuế với tổng số tiền là 134 tỷ đồng. Đối với người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã thực hiện khoanh nợ đối với 6.761 người nộp thuế với tổng số tiền là 3.356 tỷ đồng, thực hiện xóa nợ đối với 2.909 người nộp thuế với tổng số tiền là 556,8 tỷ đồng. Với những người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thuế đã thực hiện khoanh nợ đối với 667.230 người nộp thuế với tổng số tiền là 24.823 tỷ đồng, thực hiện xóa nợ đối với 309.168 người nộp thuế với tổng số tiền là 6.767 tỷ đồng./. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phát hiện mới: Bánh mì kẹp xúc xích, thịt chế biến có thể khiến bạn bị “tâm thần”
- ·Giải quyết kịp thời, minh bạch các khiếu nại, tố cáo liên quan đến người ứng cử
- ·Năm 2023 sẽ kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 10 vụ án trọng điểm
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không có chuyện lộ đề thi
- ·Khu đô thị Tân Tây Đô: Hàng loạt sai phạm về PCCC, chủ đầu tư 'chây ì' không khắc phục
- ·Liên tiếp bắt 2 vụ đánh bài ăn tiền
- ·Năm 2023, ngành Nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ, bền vững hơn
- ·Cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch Covid
- ·Mỹ phẩm giả hết cơ hội 'tung hoành' khi Luật mỹ phẩm được ban hành?
- ·Bộ Y tế điều chỉnh thời gian tiêm mũi 3, 4 do có sự xuất hiện của biến chủng mới
- ·Cần bãi bỏ quy định CSGT được quyền trưng dụng xe, tài sản
- ·Ngán ngẩm với bảng ghi danh người có công giá 350.000 đồng
- ·Ông Liêm nên cung cấp đầy đủ chứng cứ cho tòa án
- ·Vi phạm giao thông, rút dao đâm cảnh sát giao thông rồi bỏ chạy
- ·Nhiều khu vực ở Hà Nội có chất lượng không khí tốt trong những ngày cuối kỳ nghỉ Tết
- ·Tạm đình chỉ Phó giám thị trại giam bị “tố” nhận 1,5 tỷ chạy việc
- ·Thủ tướng mong bà con kiều bào phát huy tinh thần 'bầu ơi thương lấy bí cùng'
- ·10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2022
- ·Quảng Ninh: Mưa lớn, tàu du lịch bị chìm do không thoát nước kịp
- ·Lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công