【ket qua bông da】Thủ tướng Chính phủ: Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội | |
Kinh tế phục hồi và bứt tốc | |
Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu nhiều tác động đan xen |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Ngày 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Cùng tham dự Hội nghị và phiên họp tại điểm cầu Chính phủ có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các thành viên Chính phủ; đồng chí Đinh Văn Ân – Trợ lý Tổng Bí thư.
Ứng phó linh hoạt, kịp thời
Báo cáo tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, từ đầu năm đến nay, nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước được tổ chức thành công, tạo nên khí thế mới, xung lực mới, nhất là Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII), kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã quyết định nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, tác động tích cực đến sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế.
Cùng với đó, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp, ứng phó linh hoạt, kịp thời với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước như: Lạm phát, giá cả tăng cao, gián đoạn chuỗi cung ứng, nguy cơ suy thoái kinh tế và mất an ninh năng lượng, an ninh lương thực gắn với tác động của xung đột Nga - Ukraine; điều chỉnh chính sách tài khóa, tiền tệ của các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam.
Nhờ vậy, nền kinh tế trong nước đã có bước phục hồi nhưng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là giá cả xăng dầu, chi phí sản xuất, sinh hoạt, vận tải tăng cao, tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp. Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết 01/NQ-CP trong quý II cơ bản đáp ứng yêu cầu, hoàn thành 72,6% số nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nước ta vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức về lạm phát, nguồn cung nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, mặt bằng lãi suất, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thiếu hụt lao động cục bộ, dịch bệnh… tiềm ẩn rủi ro đến phục hồi kinh tế trong thời gian tới. Yêu cầu các cấp, các ngành không được lơ là, chủ quan, theo dõi chặt chẽ tình hình, sẵn sàng phương án điều hành chủ động, linh hoạt, ứng phó kịp thời với diễn biến thế giới và trong nước, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả doanh nghiệp và người dân sản xuất kinh doanh, bảo đảm đời sống người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp.
Về ban hành, triển khai các chính sách hỗ trợ tại Chương trình phục hồi và phát triển KTXH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đã chủ động, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Sau hơn 5 tháng triển khai, hoàn thành khối lượng lớn công việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu, tiến độ đề ra; ban hành gần như đầy đủ các văn bản để cụ thể hóa các chính sách theo yêu cầu tại Nghị quyết.
Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hầu hết đạt kết quả tốt, đạt trên 48 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đạt 8.888 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT), thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất là 7,4 nghìn tỷ đồng; miễn giảm thuế VAT, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện cho vay tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP là 57,37 nghìn tỷ đồng.
Cần giải pháp điều hành đồng bộ kinh tế vĩ mô
Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã thẳng thắn đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, TPHCM dự kiến cả năm sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra (6-6,5%) và có thể vượt, đạt 7%. Vị này cũng nhấn mạnh sự quyết liệt, sát việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, như các quyết định phù hợp về phòng chống dịch và mở cửa nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kịp thời kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…
Các thành viên Chính phủ dự phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Về các bộ ngành, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay chỉ tăng nhẹ khoảng 0,12% so với năm trước. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương nhiều nước đều đánh giá lạm phát vẫn chưa lên tới đỉnh điểm, trong khi kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, đòi hỏi các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm phải rất đồng bộ, xác định rõ mục tiêu ưu tiên rõ ràng, làm tốt công tác truyền thông về vấn đề này.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho hay, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 6 tháng qua đạt gần 29 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ. Trong thời gian tới, Bộ sẽ cùng các cơ quan liên quan để nghiên cứu, triển khai việc hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, nhưng các địa phương cũng cần chủ động các giải pháp hỗ trợ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, một điểm đáng lưu ý là hàng hóa trong nước dồi dào, giá cả tuy có tăng nhưng vẫn thấp hơn khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tình hình sắp tới còn rất nhiều thách thức, đặc biệt nếu dịch bùng phát trở lại thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, phải tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm nguồn cung nguyên vật liệu, các địa phương tập trung phát triển thương hiệu các mặt hàng thế mạnh, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt…
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đang đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc từ năm học 2022-2023; đang triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giá sách giáo khoa.
Về vấn đề học phí, Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá tác động để trình các cấp có thẩm quyền theo hướng giảm khó khăn cho phụ huynh và học sinh, phù hợp với tình hình và điều kiện của đất nước tại thời điểm hiện nay.
Tuyệt đối không chủ quan, tận dụng tốt cơ hội để phát triển bền vững
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong bối cảnh tăng trưởng GDP đạt mức ấn tượng, kinh tế đang phục hồi toàn diện, thông điệp chính là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các cấp, các ngành, các địa phương trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và thận trọng; ưu tiên sử dụng chính sách tài khóa, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thông điệp chính là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Theo Thủ tướng, tình hình thế giới còn tiềm ẩn nhiều biến động và rủi ro, tác động tới Việt Nam như giá cả xăng dầu, lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ. Giải ngân đầu tư công còn nhiều vướng mắc, bất cập. Việc triển khai 3 chương trình mục tiêu cần tiếp tục rà soát, đẩy mạnh với việc tăng cường tính chủ động của các địa phương. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Thu hút đăng ký vốn FDI nếu không cải thiện tốt hơn sẽ ảnh hưởng tới trung và dài hạn…
Do đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tinh thần chỉ đạo chung là tuyệt đối không chủ quan, lơ là, luôn giữ vững nguyên tắc cơ bản nhưng chủ động, linh hoạt, sáng tạo, biến nguy thành cơ, tận dụng tốt cơ hội để phát triển bền vững.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để tổng hợp, xây dựng Đề án bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động cập nhật các kịch bản tăng trưởng. Các ý kiến tại Hội nghị cũng thống nhất với phương án, kịch bản tăng trưởng GDP phấn đấu đạt 7% trong năm nay.
Thủ tướng yêu cầu cần dảo đảm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tiền tệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; báo cáo cấp có thẩm quyền Đề án đổi mới phân cấp ngân sách nhà nước.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng: Hành trình còn gian nan?
- ·Lãi suất trái phiếu chính phủ trúng thầu tiếp tục tăng
- ·Phê duyệt đề án “Huế
- ·Giao lưu văn chương giữa 3 tỉnh Bình
- ·Bổ nhiệm Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường
- ·7 đội thi tranh tài Liên hoan Ca Huế năm 2023
- ·Tham vấn doanh nghiệp về thực hiện Luật Hải quan
- ·Triển lãm chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô
- ·Ủng hộ trên 232 triệu đồng cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam tại Nam Sudan
- ·Thị xã Hương Thủy hưởng ứng “Giờ trái đất”,
- ·Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài
- ·Khai mạc triển lãm Di sản Hồ Chí Minh
- ·“Đồng vọng” Huế xưa
- ·Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 tặng 35 suất quà cho đồng bào vùng mưa, lũ
- ·5 giải pháp phục hồi kinh tế, tạo tiền đề tăng trưởng năm Nhâm Dần
- ·Futsal Indonesia suýt gây địa chấn trước Nhật Bản
- ·Thắng kịch tính, futsal Thái Lan vào bán kết giải châu Á
- ·LIX bị phạt và truy thu hơn 3,7 tỷ đồng tiền thuế
- ·Chuyển đổi số
- ·SSI phát hành thêm 8 mã chứng quyền mới