会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi keo benfica】Thủ tướng Chính phủ: Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát an toàn!

【soi keo benfica】Thủ tướng Chính phủ: Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát an toàn

时间:2025-01-09 08:23:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:906次
Phát triển mô hình cơ quan quản lý nợ công độc lập,ủtướngChínhphủNợcôngnợChínhphủnợnướcngoàiđượckiểmsoátantoàsoi keo benfica chuyên nghiệp là cần thiết
Chiến lược nợ công đến 2030: Hướng tới đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia
Phó Thủ tướng yêu cầu công khai kết quả giải ngân vốn đầu tư công hàng tháng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo tại Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo tại Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Năm 2022 ước đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV ngày 20/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện gặp nhiều khó khăn.

Báo cáo của Chính phủ đưa ra một số ước tính kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong năm 2022, với 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, GDP ước đạt tăng trưởng 8%, vượt so với mục tiêu 6 - 6,5%; GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 4.075 USD, vượt so với mục tiêu 3.900 USD; CPI bình quân đạt 4%... Chỉ có chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt mục tiêu 5,5%, khi chỉ ước đạt 3,8-4,3%.

"Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát an toàn. Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam", Thủ tướng nêu rõ.

Cũng tại phiên khai mạc, báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đánh giá những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội là đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo.

Tuy nhiên, ông Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn về tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm, nhất là quý 3 cao song không nên chủ quan vì nền tăng trưởng cùng kỳ thấp. Hơn nữa, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là một trong các chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế không đạt, cho thấy chất lượng nền kinh tế còn hạn chế, tăng trưởng còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố vốn và lao động. Việc hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế (đạt 92% dân số) là thách thức lớn, đồng thời là nhiệm vụ cấp bách cần quan tâm.

Hơn nữa, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, các dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả, thua lỗ mới chỉ đạt kết quả bước đầu, chưa có chuyển biến thực chất trên thực tế. Việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có mặt còn hạn chế; phân bổ vốn chậm, tỷ lệ giải ngân khá thấp.

Thủ tướng nhận định, việc ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh: Quochoi.vn
Thủ tướng nhận định, việc ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh: Quochoi.vn

Nợ xấu, nợ thuế có xu hướng tăng

Trong những tháng cuối năm 2022, Thủ tướng nhận định, việc ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp. Một số quy định pháp luật còn vướng mắc, bất cập, chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Thủ tướng cũng đánh giá, các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Nợ xấu, nợ thuế có xu hướng tăng. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn. Thu hút FDI đầu tư mới và chuyển giao công nghệ gặp nhiều khó khăn; liên kết giữa khu vực FDI và kinh tế trong nước còn hạn chế…

Theo người đứng đầu Chính phủ, nguyên nhân chủ yếu do tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, vượt dự báo, trong khi nền kinh tế có độ mở lớn, năng lực nội tại, sức chống chịu, khả năng thích ứng còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, công chức năng lực còn yếu, còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương.

Vì thế, trong những tháng cuối năm 2022, Thủ tướng cho rằng cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực. Trong đó cần bảo đảm ổn định cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, đời sống, nhất là dịp lễ, Tết và đầu năm 2023; điều hành lãi suất, tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp; bảo đảm ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng.

Lưu ý rủi ro liên thông giữa thị trường bất động sản với thị trường vốn

Bước sang năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhìn nhận sẽ tiếp tục còn nhiều phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội.

Báo cáo của Chính phủ nêu ra 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; trong đó: tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5-6%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1-1,5%...

Để thực hiện được, Thủ tướng đã chỉ rõ 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong đó nhấn mạnh cần tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong đó cần tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN), tăng cường kỷ luật tài chính - NSNN, phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi. Phát triển mạnh thị trường trong nước; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, phấn đấu thặng dư thương mại bền vững. Có chính sách phù hợp, công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Quochoi.vn

Đề nghị một số nhiệm vụ, giải pháp cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cần duy trì ổn định, an toàn của thị trường tài chính, tiền tệ, nhất là các lĩnh vực đang tiềm ẩn nhiều rủi ro như thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, vàng. Lưu ý rủi ro liên thông giữa thị trường bất động sản với thị trường vốn và hệ thống các tổ chức tín dụng; khắc phục, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo.

Cùng với đó, Chính phủ cần nghiên cứu mở rộng hơn không gian chính sách tài khóa gắn với hiệu quả của đầu tư công; phối hợp linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác với quy mô phù hợp và chủ động điều chỉnh để phù hợp với tốc độ phục hồi nền kinh tế. Bố trí nguồn lực, điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội... Quản lý chặt chẽ bội chi NSNN, kiểm soát nợ công.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Vàng được khai thác như thế nào?
  • NA Vice Chairman visits Kazakhstan
  • Cuba's top legislator visits Quảng Trị historical relics on 50th anniversary of Fidel Castro's visit
  • Việt Nam helps Laos’ police build $10m academy of politics
  • Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
  • FM meets senior diplomats of Laos, Salomon Islands, Uganda, EU
  • Việt Nam, Dominica sign agreement on visa exemption for diplomatic, official passport holders
  • Joint Communiqué on PM Phạm Minh Chính’s official visit to Brazil
推荐内容
  • Chương trình ‘Bánh chưng xanh
  • Việt Nam, UK enhance cooperation in law enforcement
  • Hà Nội delegation visits China’s Guangdong province
  • Việt Nam looks forward to int'l support in climate change response: Diplomat
  • Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
  • PM urges utmost efforts to complete socio