会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【u21 mu】Quan hệ đặc biệt Việt Nam!

【u21 mu】Quan hệ đặc biệt Việt Nam

时间:2025-01-11 04:39:09 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:380次

(Tiếp theo)

Thiết thực hưởng ứng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017,ệđặcbiệtViệu21 mu tiến tới kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017) và 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2017), Báo Hậu Giang trích đăng nội dung về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.

Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997 và sự dịch chuyển các dòng đầu tư và trao đổi thương mại mới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, chịu sự tác động trực tiếp của tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực diễn ra ngày càng sôi động và sâu sắc, mà trọng tâm của nó là tự do hóa thương mại.

Khu vực Đông Nam Á nói chung và Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) nói riêng gia tăng mạnh mẽ các lộ trình hội nhập trên nhiều cấp độ. Đặc biệt, chương trình hợp tác GMS với sự hỗ trợ và tham gia của ADB là trụ lực chính trong tiến trình hợp tác của tiểu khu vực này. Đây là cơ hội lớn và điều kiện quan trọng để các nước GMS nâng cao năng lực phát triển toàn diện; đồng thời, nó cũng đặt ra một thực tế là các nước GMS sẽ không thể phát triển đơn lẻ, biệt lập mà luôn phải gắn kết trong chương trình phát triển tổng thể của GMS, gia tăng hơn nữa sự phối hợp giữa chính sách quốc gia và chính sách khu vực.

Việt Nam và Lào tuy đều là những thành viên mới của ASEAN, song, đã sớm nắm bắt và thông qua tiếp cận của toàn khối ASEAN như là một đầu mối phối hợp cho các sáng kiến hợp tác Đông Á, chủ động tham gia vào các chương trình hợp tác Đông Á. Đồng thời, hai nước đều tích cực hưởng ứng các phương thức hợp tác ASEAN+1, ASEAN+3,… trên cơ sở sự mở rộng của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). 

Với những điều kiện mới của quốc tế và khu vực, Việt Nam và Lào có cơ hội khai thác vị trí địa lý, tiềm năng và lợi thế của riêng mỗi nước nhằm bổ sung cho nhau cùng phát triển. Việt Nam với thế mạnh về kinh tế biển và vận tải biển, có thể phát huy vai trò là “cửa ngõ” ngắn nhất ra biển của Lào, để Lào có điều kiện lưu thông thương mại quá cảnh với khu vực và quốc tế. Tương tự như vậy, với tư cách “một trạm trung chuyển” trong nền kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng, có lợi thế về vận tải và thương mại quá cảnh, Lào có thể giúp Việt Nam mở rộng thị trường vào nội địa Đông Nam Á, châu Á và thế giới. Đây là lúc hai nước tích cực triển khai thực hiện các thỏa thuận cấp cao, trong đó có Thỏa thuận chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giai đoạn 2001-2010 và Sáu chương trình hợp tác trọng điểm giai đoạn 2006-2010.

Từ khi hai nước tiến hành đổi mới vào năm 1986, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam tiếp tục được củng cố, tăng cường và đạt những thành tựu rất lớn.

Hợp tác trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại

Trong 10 năm đầu Việt Nam và Lào cùng tiến hành đổi mới, hợp tác chính trị và đối ngoại của hai nước tập trung vào việc giúp đỡ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về giữ vững định hướng chính trị theo con đường xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức hợp tác và mở rộng quan hệ với bên ngoài. 

Từ năm 1988, cuộc gặp thường niên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng đã trở thành một cơ chế hoạt động chính thức giữa hai Đảng. Biên bản thoả thuận giữa hai Đảng là văn kiện quan trọng quyết định những phương hướng lớn của quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong từng thời kỳ và hằng năm.

Một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào là chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu, từ ngày 2 đến 4 tháng 7 năm 1989. Hai bên thống nhất với nhau nhiều vấn đề quan trọng trong việc đổi mới phương thức hợp tác giữa hai nước và giải quyết các vấn đề quốc tế, khu vực. Hai bên khẳng định hợp tác và giữ vững định hướng chính trị theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Tháng 10 năm 1991, đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân cách mạng Lào thăm chính thức Việt Nam. Hai bên khẳng định quyết tâm trước sau như một tăng cường củng cố và nâng cao quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, định kỳ trao đổi đoàn cấp thứ trưởng ngoại giao giữa hai nước nhằm phối hợp chặt chẽ các hoạt động ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế.

Trong hai năm 1994-1995, đáp ứng yêu cầu của phía Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cử nhiều cán bộ cấp cao sang giới thiệu kinh nghiệm tại các Hội nghị Trung ương 8, 9, 10 (khóa V) của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và các cuộc tập huấn cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước tại Viêng Chăn,  được phía Lào đánh giá cao, vì đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách trước mắt của Lào.

Hằng năm, hai Đảng, hai Nhà nước cử nhiều đoàn cấp Trung ương, cấp tỉnh trao đổi kinh nghiệm về giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, về công tác tư tưởng, lý luận, công tác dân vận. Đặc biệt, công tác lãnh đạo và xây dựng Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước luôn là những đề tài trọng tâm trong các cuộc trao đổi giữa hai Đảng.

Xác định chủ trương chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế nhằm tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của mỗi nước, bên cạnh việc mở rộng quan hệ với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, trên lĩnh vực quan hệ đối ngoại, hợp tác Việt Nam - Lào được đẩy mạnh toàn diện trên cả ba kênh: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Năm 1992 là năm đột phá trong hoạt động đối ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với các nước láng giềng. Những chuyến thăm Thái Lan và Trung Quốc của đồng chí Cayxỏn Phômvihản trên cương vị Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực, cũng như tạo cơ hội cho tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. 

Hai nước tăng cường trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến của nhau về các vấn đề hợp tác khu vực và quốc tế có liên quan đến quyền lợi của mỗi nước. Ngay từ năm 1992, giữa hai Nhà nước đã thành lập Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ để giúp cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam không ngừng phát triển.

Hoạt động đối ngoại nhân dân cũng đạt được nhiều thành tích đáng kể. Hằng năm, giữa các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là các tỉnh biên giới, đều có những trao đổi hợp tác và mối quan hệ đó ngày càng đi vào chiều sâu với nội dung thiết thực và có hiệu quả.

Từ năm 1996, hợp tác chính trị, đối ngoại giữa hai nước Việt Nam và Lào ngày càng gia tăng. Trong cuộc gặp cấp cao giữa hai Đảng vào tháng 1 năm 1996 tại Viêng Chăn, hai bên đã thống nhất những định hướng lớn cho sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam giai đoạn 1996-2000. Trên cơ sở đó, ngày 14 tháng 11 năm 1996, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam giai đoạn 1996-2000. 

Đầu tháng 1 năm 1997, Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào hội đàm tại Hà Nội. Hai bên khẳng định: tăng cường hợp tác về chính trị, duy trì cuộc gặp thường niên giữa Lãnh cấp cao hai Đảng, tăng cường hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại, hai Bộ Ngoại giao, nhất là khi hai nước cùng tham gia ASEAN và AFTA; tăng cường phối hợp chống vận chuyển ma túy qua biên giới; tăng cường hợp tác giữa các tỉnh có chung biên giới, cho phép mở chợ đường biên, khuyến khích trao đổi hàng hóa, giao lưu buôn bán, hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng; hai bên thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật theo hướng lựa chọn các công trình, dự án phù hợp với khả năng và điều kiện của mỗi nước.

Tháng 1 năm 1999, trong cuộc gặp cấp cao tại Hà Nội, Lãnh đạo hai nước nhất trí tiếp tục phát triển quan hệ Việt Nam - Lào, “trên cơ sở nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ và phát huy cao nhất nội lực của mỗi nước, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào với thông lệ quốc tế, ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế - tài chính, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế”. Hai bên chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác về chính trị, duy trì cuộc gặp hằng năm giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng; tăng cường hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại, Bộ Ngoại giao phối hợp hành động trong quan hệ với ASEAN, AFTA, ARF. Hai bên thống nhất khẩn trương xây dựng Định hướng chiến lược hợp tác đến năm 2020 và Chương trình hợp tác từ năm 2001 đến 2010. Tiếp tục hợp tác toàn diện, tập trung ưu tiên cho các lĩnh vực quan trọng có hiệu quả cao, trước hết tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi để từng bước giúp Lào giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Chính phủ hai nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư giữa hai nước, coi đây là trọng điểm hợp tác Việt Nam - Lào trong năm 1999 và những năm tiếp theo.

Trong các chuyến thăm của các đoàn cấp cao, hai bên đã tiến hành trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trên nhiều lĩnh vực: lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội; quản lý nhà nước; xây dựng đảng về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trung bình mỗi năm có khoảng hơn 200 đoàn qua lại trao đổi, thăm viếng lẫn nhau. Việc chia sẻ những kinh nghiệm hay và các mô hình phát triển kinh tế - xã hội tốt, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực là rất cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực cho cả hai bên, góp phần quan trọng vào việc vun đắp quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Hai bên nhất trí phối hợp nghiên cứu, biên soạn Công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007” nhằm tổng kết quá trình liên minh chiến đấu và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, đúc kết những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc tiếp tục xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên một tầm cao mới.

Lĩnh vực quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Lào từ sau năm 1996 tiếp tục được tăng cường cả về chiều rộng cũng như chiều sâu, đem lại nhiều kết quả khả quan. Trong khi triển khai đường lối độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam và Lào đều hết sức coi trọng quan hệ đặc biệt giữa hai nước, cam kết giữ gìn và không ngừng phát triển truyền thống quý báu đó như một quy luật phát triển và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.

(Còn tiếp)

(Nguồn: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2017, Tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn).

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
  • Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm 1 triệu đồng/lượng
  • Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo hợp tác chế tạo máy bay với Trung Quốc
  • Cách nào để phân loại nhà theo cấp?
  • Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
  • Ông chủ Saigon Books cay đắng nhận ra bản thân ‘ảo tưởng sức mạnh’ quá lâu
  • Giá cà phê hôm nay 19/11: Trong nước tăng, thế giới giảm
  • Khách mua bán nhộn nhịp trên 'sàn vàng' tự phát, chuyên gia cảnh báo
推荐内容
  • Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
  • Khu Thương mại tự do Đà Nẵng: Mô hình đột phá đầu tiên ở Việt Nam
  • Khu Thương mại tự do Đà Nẵng: Mô hình đột phá đầu tiên ở Việt Nam
  • Hơn 91% khách hàng EVNNPC thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt
  • Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
  • Giá Bitcoin vượt 93.000 USD, tiếp tục lập kỷ lục