【lịch j league】Nhà đất phố cổ rao giá đắt gấp 6 lần khung giá
Nhà đất khu vực quận Hoàn Kiếm có mức cao nhất trong khung giá đất (162 triệu đồng mỗi m2) nhưng vẫn chưa bằng một phần sáu giá rao bán trên thị trường. Ảnh: Quý Đoàn
UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình Hội đồng nhân dân về việc ban hành giá các loại đất áp dụng trong 5 năm từ 2015 đến hết 2019. Theàđấtphốcổraogiáđắtgấplầnkhunggiálịch j leagueo đó, khung đất ở thuộc quận Hoàn Kiếm có giá cao nhất 162 triệu đồng mỗi m2. Con số này gấp đôi mức tối đa hiện hành và bằng mức tối đa theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, so với giá rao bán và giao dịch thực tế, đây vẫn được coi là mức quá thấp.
Anh Chung vừa đăng tin rao bán cửa hàng mặt tiền phố Nhà Thờ (quận Hoàn Kiếm) diện tích 50m2 với giá 55 tỷ đồng (trung bình mỗi m2 khoảng 1,1 tỷ). Anh cho biết, hiện cửa hàng vẫn đang kinh doanh khá đông khách. Theo chủ nhà, mức giá anh đưa ra đã dựa trên ý kiến tham khảo dân trong nghề và giá nhà đất trong khu vực phố cổ. Do mới đăng tin rao bán nên anh cho biết cũng chưa có nhiều người hỏi mua.
Cách đây 2 tháng, anh Tuấn cũng bắt đầu đăng tin rao bán một căn nhà mặt phố Hàng Bài (Hoàn Kiếm), diện tích 100m2, giá 100 tỷ đồng. Với mức giá này, mỗi m2 khu đất tương đương khoảng một tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 2 tháng rao bán có vài người gọi điện hỏi thông tin nhưng vẫn chưa giao dịch được.
Theo khảo sát của phóng viên, nhà đất mặt tiền ở một số tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bài, Hàng Bồ, Nhà Thờ.... được rao giá phổ biến 500-600 triệu đồng một m2.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít bất động sản khác được rao giá từ 800 đến 1,1 tỷ đồng mỗi m2. Ông Nguyễn Đăng Thắng - Giám đốc sàn bất động sản Nhà đất Hạnh Phúc (Láng Hạ, Ba Đình), đơn vị chuyên môi giới các loại nhà đất khu vực phố cổ nhận định đây là một mức giá quá cao so với mặt bằng thị trường hiện nay.
Theo đó, mức giá giao dịch cao nhất của ở khu vực phố cổ vẫn là nhà mặt tiền trên phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ, Hàng Bài... khoảng trên 600 triệu đồng một m2. Tuy nhiên, đây phải là những lô đất có vị trí đẹp, mặt tiền rộng, diện tích vừa phải, dưới 100m2. Còn với những lô được đánh giá thấp hơn thì chỉ giao dịch ở khoảng 450 đến 500 triệu đồng một m2.
Ông cho rằng, trên thị trường hiện nay có hai kiểu rao giá. Một là những người rao giá để bán, tức là khá sát với thực tế và có thể giao dịch được. Tuy nhiên, cũng có một số người rao bán chỉ để thăm dò và phải mất khoảng vài tháng đến một năm mới quyết định hạ giá bán.
Theo ông Thắng, hiện giao dịch nhà đất trong khu vực phố cổ tuy có nhỉnh hơn so với năm ngoái nhưng vẫn rất chậm. "Khoảng phải 2-3 tháng mới có một thương vụ thành công. Giá nhà đất khu vực này đắt nên rất kén khách. Hơn nữa, việc xin giấy phép xây dựng ở đây khá gắt gao. Trong khi cùng với mức giá đó, nhiều nhà đầu tư có thể chọn những quận trung tâm khác như Đống Đa, Hai Bà Trưng mà vẫn có khả năng sinh lời tốt", ông Thắng nhận định.
Anh Trường, một môi giới chuyên nghiệp khu vực này cũng cho biết, mức giá giao dịch thành công cao nhất ở phố cổ hiện vào khoảng 650-700 triệu đồng một m2, tùy vị trí, diện tích và nhà được xây dựng ra sao. Đơn vị của anh cũng luôn nắm danh sách hàng chục căn nhà mặt tiền phố cổ nhưng mỗi năm chỉ giao dịch được 3-5 căn vì phân khúc này khá kén khách, giá trị lớn.
Về khung giá đất, các đơn vị môi giới đều nhận định cả bên mua và bán đều chẳng mấy quan tâm. "Đây chỉ là bảng để tham chiếu tính thuế khi chuyển nhượng. Với những khu đất trong phố cổ, giá chuyển nhượng lớn nên bên mua thậm chí còn thấy mừng vì khung giá thấp hơn thực tế, số thuế phải nộp giảm đáng kể", anh Trường nhận định.
Lãnh đạo Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất - Bộ Tài nguyên Môi trường thừa nhận khung giá đất chưa bao giờ theo kịp được diễn biến thực tế và tồn tại nhiều bất cập. Bảng giá đất hàng năm của các địa phương ban hành thường chỉ bằng 20-60% giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường.
Vị này cũng cho biết, khung giá đất thường chỉ được sử dụng khi tính thuế chuyển nhượng hoặc đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, nếu giải phóng mặt bằng mà áp bảng giá này thì dễ nảy sinh tình trạng khiếu kiện vì quá thấp, người dân thường không đồng tình. Để khắc phục những bất cập đó, vị này cho rằng nên có nhiều bảng giá đất cho nhiều mục đích khác nhau, đồng thời thường xuyên điều chỉnh hơn vì nếu cứ áp dụng theo chu kỳ 5 năm một lần là quá dài.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·‘Phát sốt’ Honda City bản cao cấp giá 421 triệu đồng vừa trình làng
- ·Hội đàm giữa hai Thủ tướng Việt Nam và New Zealand thành công đặc biệt
- ·Người di cư Mexico tuần hành phản đối chính quyền
- ·Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh CSCĐ làm Giám đốc Công an Thừa Thiên
- ·Xổ số Vietlott: Xuất hiện chủ nhân mới của giải Jackpot hơn 17 tỷ đồng ngày hôm qua?
- ·12 ca mắc Covid
- ·Vì sao khó trừng phạt Nga ?
- ·Triển khai quyết định nhân sự của Bộ Quốc phòng
- ·Bộ Công Thương: Giá điện đáng lẽ còn tăng cao hơn
- ·Bộ trưởng Văn hóa: Đạo đức xuống cấp xuất phát từ kinh tế
- ·Hà Nội: 'Bêu tên' 112 doanh nghiệp chây ỳ nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất
- ·Khai mạc Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024
- ·Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị APEC 26
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì lễ đón Tổng thống Ấn Độ
- ·Toyota Camry 2019 chênh giá 50
- ·Thủ tướng dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Đã ngăn chặn gần 3.000 trang mạng có nội dung xấu
- ·Thủ tướng: Việt Nam không chấp nhận dự án đầu tư chất lượng thấp
- ·Giá vàng tăng ‘điên cuồng’: Chuyên gia khuyên nên mua hay bán lúc này?
- ·Chùm ảnh: Thủ tướng Australia và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam