【nhà cai】Tìm và tháo “nút thắt” cho khoa học công nghệ
Có ý kiến cho rằng,ìmvàtháonútthắtchokhoahọccôngnghệnhà cai đội ngũ nhân lực hoạt động trong lĩnh vực KH&CN hiện còn yếu cả về chất và lượng, thu hút nhân tài gặp nhiều khó khăn do cơ chế đãi ngộ và chế độ tài chính. Quan điểm của Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Đó là thực trạng vẫn tồn tại trong hoạt động KH&CN ở nước ta. Cơ chế dành cho người hoạt động trong lĩnh vực KH&CN còn nhiều bất cập, mức thu nhập chưa thỏa đáng với công sức và trí tuệ mà các nhà khoa học bỏ ra. Theo tôi, muốn thu hút được nhân tài trong lĩnh vực lao động mang hàm lượng chất xám và trí tuệ cao này, điều cần thiết là phải tìm ra những “nút thắt” để tháo gỡ hiệu quả.
Hiện nay, chính sách cho cán bộ về lương, thưởng hay hỗ trợ cho các nhà khoa học còn nhiều bất cập. Thực tế, khi chúng ta đánh giá khảo sát lại toàn bộ tiền lương chi cho cán bộ KH&CN thì thấy rằng nó còn có sự mất cân đối. Nếu số tiền đó được xem xét phân phối lại một cách khoa học thì thu nhập của các cán bộ khoa học cũng không đến nỗi.
Vấn đề ở đây là có người thu nhập rất cao trong khi có người chỉ được nhận mức lương cơ bản. Theo tôi, việc phân bổ tiền lương phải theo cơ chế ai đóng góp nhiều, có năng lực thì được hưởng nhiều và ngược lại. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ có những đề nghị giải quyết thỏa đáng cho việc này. Chúng ta không thế lấy mức lương hành chính áp dụng một cách “cào bằng” cho các tổ chức KH&CN như hiện nay.
Trong nghiên cứu khoa học, việc thanh quyết toán tài chính cho các đề tài và công trình khoa học gây rất nhiều khó khăn cho các nhà khoa học. Thứ trưởng đánh giá thế nào về vấn đề này?
Trong đợt đi khảo sát tại các đơn vị nghiên cứu vừa qua, chúng tôi đã thu nhận được rất nhiều thông tin từ các nhà khoa học về vấn đề này. Hiện nay, Bộ KH&CN đang chỉ đạo xây dựng những thông tư quan trọng.
Để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, Bộ KH&CN đã có Nghị định 115, 80 và vừa rồi là Nghị định 96. Những thông tư, nghị định này có hiệu lực, chúng ta đã có kinh phí chi cho các nhà khoa học để xây dựng quỹ thu nhập trong tổ chức KH&CN.
Trong mỗi dự toán kinh phí KH&CN từ trước tới giờ, thường là khi các nhà khoa học quyết toán xong thì số tiền lại về số… không, bởi không có nguồn kinh phí để xây dựng quỹ thu nhập tại đơn vị.
Nhưng với những đổi mới như đưa tiền lương, tiền công vào hoạt động bộ máy để có nguồn kinh phí xây dựng quỹ thu nhập cho tổ chức KH&CN. Người thủ trưởng tổ chức KH&CN sẽ quyết định việc chi tiền cho từng người, mức độ bao nhiêu tùy thuộc vào công lao đóng góp cũng như năng lực công tác của họ.
Với cách làm trên, tôi nghĩ sẽ tránh được tình trạng lạm chi, sử dụng nguồn kinh phí phân bổ không đúng mục đích cho các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học “ảo” làm thất thoát ngân sách nhà nước. Bài toán này cũng giải quyết được tình trạng các nhà khoa học không phải… nói dối.
Bên cạnh đó, Bộ KH&CN đang đề nghị, tiến hành xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định 96, đó là thông tư về định mức Kinh tế. Tuy nhiên, để đưa tiền lương, tiền công bao nhiêu vào thì phải xây dựng định mức cho mỗi loại đề tài.
Bộ đang giao cho Vụ Tổ chức cán bộ (TCCB), Vụ Kế hoạch tài chính (KHTC) xây dựng thông tư cùng với Bộ Tài chính. Thông tư này sẽ thay thế cả Thông tư 44, Thông tư 93 và hướng dẫn Nghị định 96 về định mức và cách chi tiêu trong việc đưa tiền lương vào mỗi nhiệm vụ KH&CN.
Cơ chế dành cho người hoạt động trong lĩnh vực KH&CN còn nhiều bất cập. |
Thưa Thứ trưởng, việc khoán trong nghiên cứu KH&CN sẽ giảm bớt khó khăn cho các nhà khoa học, liệu đây có phải là một trong các giải pháp nhằm gỡ “nút thắt” tài chính cho KH&CN?
Tôi nghĩ rằng, cơ chế khoán chỉ phù hợp với những lĩnh vực nhất định nào đó mà quá trình triển khai nghiên cứu có thể nhìn thấy kết quả và sản phẩm mang lại. Trong lĩnh vực KH&CN, nhiều công trình và đề tài nghiên cứu chúng ta không thể nhìn thấy sản phẩm hữu hình, không thể định lượng được giá trị kinh tế nên việc áp dụng cơ chế khoán là khó khả thi.
Ví dụ, trong nghiên cứu khoa học xã hội, để thực hiện đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này, rất khó để tính được phải trả công cho các nhà khoa học như thế nào? Cái khó của Bộ KH&CN hiện nay là bộ được giao nhiệm vụ xây dựng định mức, nội dung đề tài nghiên cứu…, nhưng quản lý tiền là Bộ Tài chính. Do vậy, các thủ tục xin cấp kinh phí và giải ngân gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Chúng ta cần phải xây dựng định mức để trả công sao cho xứng với công lao động của các nhà khoa học bỏ ra. Tôi nghĩ, cơ chế khoán trong KH&CN cũng là một hướng đi rất triển vọng, nhằm tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế tài chính cho khoa học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nó phải được áp dụng phù hợp với đặc thù nghiên cứu của mỗi đề tài và công trình khoa học.
Được biết, một nghị quyết mới sẽ được ban hành trên cơ sở tiếp nối những giá trị Nghị quyết TƯ2 về KH&CN. Theo Thứ trưởng, cần có những bước đột phá gì để hoạt động KH&CN thực sự phát huy tính hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội?
Thành tựu KH&CN trong hơn 15 năm qua có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần Nghị quyết TƯ2. Nghiên cứu và ứng dụng KH&CN đã được triển khai ở hầu khắp các lĩnh vực, ngành nghề của xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, nâng cao vị thế và trí tuệ Việt Nam trên trường quốc tế.
Thành quả nổi bật nhất trong lĩnh vực KH&CN đạt được đó là chúng ta đã xây dựng và ban hành luật KH&CN năm 2008 cùng các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN như: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Năng lượng nguyên tử… chỉ tiêu chi 2% trên tổng mức thu ngân sách đã đạt vào năm 2000.
Một nghị quyết mới ra đời là điều tất yếu nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ hội nhập kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Theo tôi, lĩnh vực KH&CN cần được quan tâm đúng mức trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị của Nghị quyết TƯ2. Tinh thần chỉ đạo và đường lối của nghị quyết mới được ban hành cần dựa trên những đánh giá từ thực tiễn hoạt động KH&CN, từ đó mới tạo được cơ chế hài hòa với những chính sách đặc thù, nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức để hoạt động KH&CN thực sự phát huy tính hiệu quả trong thời kỳ mới.
Chúng ta cần thấy rằng, đã đến lúc không thể dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, không thể dựa vào những thế mạnh về đất đai, nguồn lao động trẻ (trình độ thấp) nữa mà phải đầu tư cho KH&CN để KH&CN phát huy sức mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Tuấn Hiệp (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá rẻ nhất phân khúc MPV 7 chỗ, Suzuki Ertiga được trang bị những gì?
- ·Đêm không ngủ của người dân Hà Nội, lo nước lũ tràn đê sông Bùi cuốn bay gia sản
- ·TPHCM: Hàng trăm trụ điện cản trở dự án mở rộng đường Tân Kỳ
- ·Chủ tịch TPHCM yêu cầu xác định trách nhiệm vụ gãy nhánh cây 2 người tử vong
- ·Tập đoàn FLC muốn xây đại học đầu tiên theo mô hình “đô thị đại học” tại Quảng Ninh
- ·Hai vợ chồng ôm con 9 tháng đi bộ về quê: Chủ thầu liên lạc hứa trả tiền
- ·Thành phố ngập sâu sau 2 tiếng mưa lớn, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang chỉ đạo khẩn
- ·Hà Nội, TPHCM đứng trước nguy cơ mỗi nơi còn 2 trung tâm đăng kiểm hoạt động
- ·Chương trình “Vì sức khỏe người Việt”
- ·TPHCM: Người dân xúc động, lặng lẽ chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Hồng nhập ngoại giá cao ‘đổ xô’ về Việt Nam, nhà giàu chi tiền triệu mua ăn Tết
- ·Vụ 2 mẹ con bị cán tử vong ở Bình Dương: Xe tải mới di chuyển được một phút
- ·Khoảnh khắc cuối cùng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với người dân Việt Nam
- ·3 khách bỏ quên tài sản ở sân bay Nội Bài, có túi chứa hàng trăm nghìn ngoại tệ
- ·Vì sao CEO quyền lực của hãng xe hơi Nissan Carlos Ghosn bị bắt giữ?
- ·An ninh siết chặt tại phiên xét xử cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm cùng đồng phạm
- ·Thượng tướng Nguyễn Tân Cương chủ trì đón Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Malaysia
- ·Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản
- ·Lộ diện danh tính vị Phó Tổng giám đốc thứ 11 của Ngân hàng VPBank
- ·Lồng ghép kiến thức pháp luật giao thông vào chương trình dạy học của nhà trường