【soi keo ukraine】Chống chuyển giá
Chính sách thuế Việt Nam so với khu vực không phải cao, vấn đề là làm sao để DN FDI không những không dám trốn thuế (vì sẽ bị phạt nặng) mà cũng không muốn trốn thuế. Để làm việc này, phải có sự đồng bộ, giao thoa của hệ thống các luật liên quan theo chuẩn mực pháp lý quốc tế, xác lập những thông tin độc lập có giá trị pháp lý quốc tế để điều chỉnh giá khi phát hiện giá đó không đúng.
Nhận diện về chuyển giá
Để biết được thực trạng chuyển giá của DN FDI, nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo PCI 2013 đã tiến hành điều tra đối với 1.610 DN FDI trên 13 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó 92% là DN 100% vốn nước ngoài. Nhóm nghiên cứu đưa ra 4 hoạt động chủ yếu mà các DN FDI sử dụng để giảm gánh nặng thuế ở Việt Nam là: Thuê công ty tư vấn luật quốc tế tư vấn về thuế; thuê công ty luật hoặc tư vấn trong nước tư vấn về thuế; tăng cường mua hàng từ các nhà cung cấp Việt Nam; nâng giá hàng hóa, dịch vụ mua nội bộ để giảm lợi nhuận trên sổ sách (thực chất là chuyển giá) và yêu cầu các DN trả lời.
Kết quả cho thấy 20% DN tham gia trả lời thừa nhận có hành vi nâng giá hàng hóa, dịch vụ mua nội bộ để giảm lợi nhuận trên sổ sách (chuyển giá) và phổ biến nhất ở các ngành có nhiều tài sản vô hình. Tức là ngành có công nghệ độc quyền, sản xuất các sản phẩm trong nước không có, nên không có cơ sở so sánh. Ngoài ra, 65,1% DN FDI có tỉ suất lợi nhuận lớn hơn 20% có thực hiện chuyển giá và 44,5% DN lợi nhuận từ 10-20% thực hiện hành vi này. Về ngành nghề, có đến 90% DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm; 70% DN lĩnh vực sản xuất dệt may; 51% DN lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô... thực hiện chuyển giá.
Theo ông Nguyễn Trọng Hạnh - nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phổ biến nhất có 3 nhóm: Đầu tư vào để sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước; đầu tư vào sản xuất trong nước để XK; đầu tư vào để gia công hàng hóa XK. Trong 3 nhóm DN FDI này, có nhiều điểm chung trong “thủ thuật” để chuyển giá.
Đối với nhóm thứ nhất, do hàng hóa tiêu thụ trong nước rất khó để có thể tăng giá tùy tiện so với mặt bằng chung, vì vậy họ phải tìm cách nâng chi phí đầu vào. Có nhiều chỗ để họ nâng giá như thiết bị vật tư, nguyên liệu, định mức tiêu hao vật tư trên đơn vị sản phẩm, chi phí phân bổ từ công ty mẹ. Chi phí tăng sẽ làm lợi nhuận giảm, DN không có lãi sẽ không nộp thuế thu nhập DN.
Ở nhóm thứ hai, DN FDI làm cả 2 đầu, họ sẽ nâng chi phí đầu vào như nhóm thứ nhất, đầu ra họ lại ép giá xuống. Chẳng hạn sản xuất 1 đôi giày tại Việt Nam chi phí 10 USD, thị trường châu Âu chấp nhận mua 12 USD, nếu đúng giá họ lời 2 USD và đây là thu nhập chịu thuế. Họ né bằng cách hàng sản xuất Việt Nam được XK qua một nước trung gian, từ công ty nước trung gian đưa vào châu Âu. Những nước trung gian này là những nước có thuế suất thấp. Cuối cùng là nhóm thứ ba, họ vận dụng cả 2 hình thức trên. Vì nguyên liệu do công ty đưa vào, công ty mẹ lại bao đầu ra nên khi gia công 1 cái áo có giá 2 USD, công ty mẹ chỉ ký hợp đồng gia công 1,5 USD nên sinh ra lỗ, không thể trả lương cho công nhân cao.
Chống chuyển giá - cách nào?
Phân tích nguyên nhân của tình trạng chuyển giá, báo cáo PCI 2013 cho rằng chính sách thuế của Việt Nam còn hạn chế và hay thay đổi. Vì vậy nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp là nên điều chỉnh chính sách thuế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm: xem xét lại các mức thuế suất áp dụng cho đối tượng liên quan; điều chỉnh thuế thu nhập DN theo tương quan với các nước đối thủ cạnh tranh chính. Bên cạnh đó, cần nâng cao tính dễ dự đoán của chính sách thuế, công khai chính sách thuế trong những năm tiếp theo, áp dụng cơ chế tạo thuận lợi cho việc định giá trước, đồng thời, cần xem xét thực tế là các quy định, chính sách thuế hay thay đổi và nỗ lực giải quyết vấn đề này.
Còn theo ông Nguyễn Trọng Hạnh, đến nay Việt Nam cũng chưa có luật chống chuyển giá, mà chủ yếu là các văn bản dưới luật. Chính sách thuế Việt Nam so với khu vực không phải cao, vấn đề là làm sao để DN FDI không những không dám trốn thuế (vì sẽ bị phạt nặng) mà cũng không muốn trốn thuế. Để làm việc này, phải có sự đồng bộ, giao thoa của hệ thống các luật liên quan theo chuẩn mực pháp lý quốc tế, xác lập những thông tin độc lập có giá trị pháp lý quốc tế để điều chỉnh giá khi phát hiện giá đó không đúng.
Quang Duy
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chứng khoán sáng 16/5: Dầu khí tăng không 'đỡ' nổi thị trường, Vn
- ·Tạm giữ đối tượng trộm cắp xe máy
- ·Tháo gỡ quảng cáo web cờ bạc
- ·Bộ trưởng Tô Lâm thăm, chúc Tết gia đình nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
- ·Vũ Nhôm bị bắt: Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ lần đầu lên tiếng
- ·Thủ tướng Campuchia Hun Manet lần đầu thăm chính thức Việt Nam
- ·Đã có 3 tiền án, lại tiếp tục trộm cắp
- ·Thủ tướng yêu cầu ngành GTVT ưu tiên nguồn lực cho dự án trọng điểm
- ·Thủ tướng mong muốn hợp tác với IMF thống kê khu vực kinh tế phi chính thức
- ·Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam
- ·Facebook, Google đang bào mòn doanh thu, nguồn lực báo chí Việt Nam
- ·Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ cháy nhà ở phố cổ Hà Nội làm 4 người tử vong
- ·Liên Hợp Quốc công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ
- ·Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giữ chức Hiệu trưởng Trường Chính trị Khánh Hòa
- ·Giáng chức, buộc thôi việc hàng loạt cán bộ Thanh tra Xây dựng Hà Nội
- ·Xử lý nghiêm việc vận chuyển, buôn bán thuốc lá lậu
- ·Củng cố hồ sơ để xử phạt hành vi gây rối trật tự công cộng
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lưu hành tiền giả và cách nhận biết tiền thật, tiền giả
- ·6 thực phẩm giúp tăng cơ, giảm mỡ cho người ăn chay
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni